Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012


                      Những điều ghi chép ở SaPa
                                                  ( phần tiếp theo)
Ông Sùng A Chúng - Chủ tịch xã Sư Pan nói: Hầu hết các gia đình  khá về kinh tế mới cho con em xuống chợ kiếm tiền vì họ không chịu được khổ, vì các cháu quen mặc quần áo đẹp, ở Lao Chải, San Sả Hồ, hai xã rất khá về kinh tế mà các em xuống chợ rất nhiều, có cháu đi hàng tháng không về, tôi đã nhìn thấy một cháu gái sờ đùi một ông tây, tôi khó nhìn lắm. còn xã tôi vừa nghèo, vừa đông trẻ mồ côi mà chẳng có cháu nào đi lang thang kiếm tiền cả, có thể các cháu không có quần áo đẹp xuống chợ, có thể là bố các cháu sấu hổ nhưng theo tôi phần chính là do xã hội có biện pháp ngăn chặn lên không có cháu nào đi kiếm tiền như thế.
Chị Lý Mẩy Chạn- Phó chủ tịch ủy ban Chăm sóc bà mẹ và trẻ em xã Tả Phìn cũng nói rằng: xã tôi có 5 em gái trong số các em gái bỏ nhà đi lang thang theo “Tây” là do gia đình động viên đi kiếm tiền, nhỏ thế nhưng các em dẫn khách đi cả Bát Sát, Mường Khương, có ngày đi hơn chục cây số đường rừng, đi thông luôn 2-3 ngày mới về . Chị còn cho biết thêm những em bé này nói tiếng Anh nhanh như gió làm cả đoàn vừa ngạc nhiên, vừa thích thú.
 Lớp học xây khá khang trang bên sườn đồi để tránh gió rét. Khi chúng tôi đến, các em đã ngồi vào bàn chính tề, những ánh mắt nhìn chúng tôi trong veo và ngơ ngác, em nào cũng toát lên vẻ đẹp thánh thiện, hoang sơ. Khi được giớ thiệu: “Các bác, các cô ở Hà Nội lên thăm các cháu đây”. Tất cả cười cười, chẳng cháu nào nói gì. “Học ở đây có thích không”. Vẫn cười cười, chẳng “không” cũng chẳng “có”. Khi đoàn được nhắc là các em không biết tiếng kinh, nhưng giao tiếp tốt tiếng Anh. Một anh trong đoàn vừa mới  chỉ vào một em “ What is your name” thì thật bất ngờ, cái miệng xinh như nụ hoa kia bật ra ngay “My name is Giang Thị Cờ”, chỉ em khác “My is name Sùng Thị Tủa”... “I am from San Sả Hồ” “I am from Lao Chải”
 Mặc dù đã nghe giới thiệu về các em nhưng vẫn thấy kỳ lạ làm sao. Tôi “ ăn theo” thì chẳng nói làm gì, nhưng bạn tôi muốn được trò truyện cùng các em để hiểu thêm về những mảnh đời đang đưa đẩy những số phận non nớt kia, đành phải nhờ chị Chạn làm phiên dịch để tiếp súc với các em... Thì ra không phải em nào bỏ nhà đi lang thang, kiếm tiền theo khách du lịch ở SaPa đều do hoàn cảnh cơ nhỡ, đói khổ xô đẩy mà có một số em vì thói quen thích vui chơi, ăn ngon mà đi. Em Sùng Thị Tùng-15 tuổi, chị cả trong lớp, cứ tối thứ bẩy Tùng lại đóng bộ sơvin, bỏ bộ váy áo dân tộc lại lớp học để đi “ bát” phố nói truyện với ông tây bà đầm, thường thì tối thứ bẩy và cả ngày chủ nhật em đi với khách không về lớp. Nghe mọi người kể về Tùng, bạn tôi mở vở của Tùng ra xem, nét chữ còn run nhưng sạch, bảo em đọc, em đọc rất trôi chảy, bảo ba em nữa đọc, em nào cũng đọc lưu loát, nhưng khi bảo Tùng và ba em kia viết thì chẳng em nào viết được. Kiều Quý cố nén tiếng thở dài vì hơn ai hết bạn tôi hiểu rằng ở đây, các thày dậy xóa mù chữ là dậy chép bài rồi học thuộc lòng mà thôi, còn không học chữ cái, cũng không học ghép vần. Thảo nào “...Có nhiều em cứ xóa đi xóa lại mà vẫn tái mù chữ”.
 Sáng hôm sau tôi dậy thì Kiều Quý đã đi dự hội thảo rồi. Tôi không đến dự vì nhiều lý do, nhưng cái chính là sau những gì đã thấy làm tôi không còn cái háo hức tìm hiểu nữa.
 Trên đường về, Kiều Quý không chia sẻ cùng tôi những gì diễn ra trong hội nghị, mắt hướng theo ánh đèn pha quét sáng lòa phía trước tư lự: Quá nửa đời người em mới biết sống cho riêng mình và được làm những việc mà mình yêu thích.
 Tôi không hiểu gì những câu nói “chữ nghĩa” như vậy lên không đáp lại, cố tìm cảm giác êm ả của chiếc ghế khi   cơn buồn ngủ đang dần lan tỏa.

                                                            Bài sưu tầm



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét