Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012


                      Những điều ghi chép ở SaPa
                                                  ( phần tiếp theo)
Ông Sùng A Chúng - Chủ tịch xã Sư Pan nói: Hầu hết các gia đình  khá về kinh tế mới cho con em xuống chợ kiếm tiền vì họ không chịu được khổ, vì các cháu quen mặc quần áo đẹp, ở Lao Chải, San Sả Hồ, hai xã rất khá về kinh tế mà các em xuống chợ rất nhiều, có cháu đi hàng tháng không về, tôi đã nhìn thấy một cháu gái sờ đùi một ông tây, tôi khó nhìn lắm. còn xã tôi vừa nghèo, vừa đông trẻ mồ côi mà chẳng có cháu nào đi lang thang kiếm tiền cả, có thể các cháu không có quần áo đẹp xuống chợ, có thể là bố các cháu sấu hổ nhưng theo tôi phần chính là do xã hội có biện pháp ngăn chặn lên không có cháu nào đi kiếm tiền như thế.
Chị Lý Mẩy Chạn- Phó chủ tịch ủy ban Chăm sóc bà mẹ và trẻ em xã Tả Phìn cũng nói rằng: xã tôi có 5 em gái trong số các em gái bỏ nhà đi lang thang theo “Tây” là do gia đình động viên đi kiếm tiền, nhỏ thế nhưng các em dẫn khách đi cả Bát Sát, Mường Khương, có ngày đi hơn chục cây số đường rừng, đi thông luôn 2-3 ngày mới về . Chị còn cho biết thêm những em bé này nói tiếng Anh nhanh như gió làm cả đoàn vừa ngạc nhiên, vừa thích thú.
 Lớp học xây khá khang trang bên sườn đồi để tránh gió rét. Khi chúng tôi đến, các em đã ngồi vào bàn chính tề, những ánh mắt nhìn chúng tôi trong veo và ngơ ngác, em nào cũng toát lên vẻ đẹp thánh thiện, hoang sơ. Khi được giớ thiệu: “Các bác, các cô ở Hà Nội lên thăm các cháu đây”. Tất cả cười cười, chẳng cháu nào nói gì. “Học ở đây có thích không”. Vẫn cười cười, chẳng “không” cũng chẳng “có”. Khi đoàn được nhắc là các em không biết tiếng kinh, nhưng giao tiếp tốt tiếng Anh. Một anh trong đoàn vừa mới  chỉ vào một em “ What is your name” thì thật bất ngờ, cái miệng xinh như nụ hoa kia bật ra ngay “My name is Giang Thị Cờ”, chỉ em khác “My is name Sùng Thị Tủa”... “I am from San Sả Hồ” “I am from Lao Chải”
 Mặc dù đã nghe giới thiệu về các em nhưng vẫn thấy kỳ lạ làm sao. Tôi “ ăn theo” thì chẳng nói làm gì, nhưng bạn tôi muốn được trò truyện cùng các em để hiểu thêm về những mảnh đời đang đưa đẩy những số phận non nớt kia, đành phải nhờ chị Chạn làm phiên dịch để tiếp súc với các em... Thì ra không phải em nào bỏ nhà đi lang thang, kiếm tiền theo khách du lịch ở SaPa đều do hoàn cảnh cơ nhỡ, đói khổ xô đẩy mà có một số em vì thói quen thích vui chơi, ăn ngon mà đi. Em Sùng Thị Tùng-15 tuổi, chị cả trong lớp, cứ tối thứ bẩy Tùng lại đóng bộ sơvin, bỏ bộ váy áo dân tộc lại lớp học để đi “ bát” phố nói truyện với ông tây bà đầm, thường thì tối thứ bẩy và cả ngày chủ nhật em đi với khách không về lớp. Nghe mọi người kể về Tùng, bạn tôi mở vở của Tùng ra xem, nét chữ còn run nhưng sạch, bảo em đọc, em đọc rất trôi chảy, bảo ba em nữa đọc, em nào cũng đọc lưu loát, nhưng khi bảo Tùng và ba em kia viết thì chẳng em nào viết được. Kiều Quý cố nén tiếng thở dài vì hơn ai hết bạn tôi hiểu rằng ở đây, các thày dậy xóa mù chữ là dậy chép bài rồi học thuộc lòng mà thôi, còn không học chữ cái, cũng không học ghép vần. Thảo nào “...Có nhiều em cứ xóa đi xóa lại mà vẫn tái mù chữ”.
 Sáng hôm sau tôi dậy thì Kiều Quý đã đi dự hội thảo rồi. Tôi không đến dự vì nhiều lý do, nhưng cái chính là sau những gì đã thấy làm tôi không còn cái háo hức tìm hiểu nữa.
 Trên đường về, Kiều Quý không chia sẻ cùng tôi những gì diễn ra trong hội nghị, mắt hướng theo ánh đèn pha quét sáng lòa phía trước tư lự: Quá nửa đời người em mới biết sống cho riêng mình và được làm những việc mà mình yêu thích.
 Tôi không hiểu gì những câu nói “chữ nghĩa” như vậy lên không đáp lại, cố tìm cảm giác êm ả của chiếc ghế khi   cơn buồn ngủ đang dần lan tỏa.

                                                            Bài sưu tầm



Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012


                      Những điều
                  ghi chép ở Sa Pa


  Vừa chui vào xe, bạn tôi chỉ vào một thanh niên ngồi im lặng phía bên tay lái: Cứ yên tâm vào tên đệ tử này.  Kèm theo một nụ cười hóm hỉnh: Cháu nó là một cái giỏ có hom, mọi thông tin bỏ vô đó, có dốc ngược cũng không chui ra được một từ nào đâu.
  Thì ra thế, cái mà bạn tôi vừa thông báo không làm tôi quan tâm nhiều lắm. Điều mà tôi quan tâm là điểm đến của cuộc hành trình này – Cuộc hội thảo “ Ngăn chặn nguy cơ lạm dụng tình dục trẻ em gái ở Sa Pa”. Quãng đường đến đó khá xa, tranh thủ quãng đường dài, tôi khoan khoái ngả mình trên ghế, mắt lim dim mơ màng tận hưởng giàn âm thanh tuyệt hảo gắn hai bên sườn của chiếc xe chục tỷ.
  Bạn tôi, Kiều Quý là một thanh đồng chính hiệu, có điện phủ tư nhân tọa lạc trong khuôn viên rộng đến hơn một ha, có bãi đỗ xe, có lầu chuông gác tía bằng gỗ quý với nhiều pho tượng bằng đồng nạm vàng dòng, điện phủ lúc nào cũng dập dìu“ con hương, đệ tử” mang túi tiền nặng trĩu tự nguyện đến để gọi dạ bảo vâng. Là một giáo viên cấp ba đã nghỉ hưu, ở độ tuổi ấy mà trông còn đằm thắm lắm. Số làm thanh đồng hình như ai cũng tình duyên dang dở mới gánh vác được việc tiên thánh. Khi mà đầu còn đội bát nhang, hai tay dâng nến bắc ghế hầu ông thánh các thanh đồng đều phải giữ mình trong sạch mới mong hưởng lộc lâu dài,  đạo làm thanh đồng ai cũng nói như vậy.
 Là bạn tâm giao, nhưng hiếm khi tôi đến thăm Kiều Quý tại gia, phần vì tôi không thích trói buộc vào các nghi thức mà tôi không tín nhưng quá hiểu, phần vì chúng tôi thường gặp nhau khi có tiệc Cha, tiệc Mẹ (những ngày tổ chức hội theo truyền thống đạo thờ Mẫu) ở các đình đền khu vực các tỉnh phía Bắc, bây giờ lại có điện thoại bỏ túi nữa, chỉ cần một cú nhấn a lô là thông tin cho nhau được ngay. Kiều Quý đã nhiều lần kêu tôi là lãng tử, nhưng lãng tử gì, tôi chỉ là thằng thích lang thang để thỏa mãn tư duy thôi.
  Hôm nay cũng vậy, Kiều Quý a lô: Có đi Sa Pa dự hội thảo...không? tôi đồng ý đi mà không ngạc nhiên bởi một thanh đồng lại đi dự cuộc hội thảo mang tính chính trị tầm cỡ như thế.
  Đã nhiều lần khi xắp xếp được công việc tâm linh nơi điện phủ, Kiều Quý lại đắm mình vào việc tình nghĩa với vai trò là một “ Mạnh thường quân”. Tôi đã từng thấy tay bạn tôi run run vuốt ve khuôn mặt một bé gái chuẩn bị mổ tim với lời cầu chúc thầm thì đầy yêu thương cùng số tiền tài trợ chi phí cho ca mổ ...Ngồi trong xe, Kiều Quý tư lự:  Sa Pa mấy năm gần đây đã có nhiều hoạt động tích cực, được xếp loại xuất sắc trong khối đoàn thể huyện thì thấy ấm lòng, nhưng rồi dần nghe và tìm hiểu, thấy có một điều nhức buốt làm sao.
  Tôi biết bạn tôi đang nói về cuộc hội thảo... Số là mấy năm gần đây du lịch rất phát triển đã mang lại cho cộng đồng người dân SaPa những nguồn kinh tế rõ rệt, nhưng du lịch cũng có một số tác động sấu cho con người nơi đây.
  Đó là hiện tượng những phụ nữ rời bản làng, bỏ nhà cửa công việc ruộng nương đi bán hàng dài ngày theo khách du lịch. Trong số những người phụ nữ ở lại qua đêm trong những nhà hàng, phòng trọ hay lang thang túm tụm ngủ tạm bợ chỗ mái hiên, cửa nhà, hay quán chợ, đông nhất vẫn là những bé gái từ 9 đền 15 tuổi cứ dật dờ qua đêm như thế để sáng mai, choàng tỉnh dậy là bám theo khách đi rồi.
 Thực trạng đó đang làm cho những người quản lý xã hội ở SaPa phải quan tâm. Nếu thờ ơ, không ngăn chặn tình trạng này sẽ dẫn tới các em gái bỏ học đi lang thang, biết đâu các sẽ bị lợi dụng, sẽ thành nạn nhân của đồng tiền.
  Hai chúng tôi đến điểm hẹn trời đã xế chiều. Đã thấy có nhiều doanh nhân, nhiều quan chức và có cả các ông tây bà đầm đang vui vẻ trò truyện.
 Theo giới hiệu của ban tổ chức, chúng tôi đến thăm lớp học tình thương đang được hội phụ nữ và hội chữ thập đỏ nuôi ăn học. Trên đường đi, chị hội trưởng hội phụ nữ kể: Chúng em đã cùng với các đoàn thể, các ban ngành phối hợp đi gom các cháu về , thật vất vả vì phải chạy theo các cháu vào quán, tìm đến cả các nhà nghỉ mới dỗ được 10 cháu trong số khảo sát 100 cháu, còn trong thực tế chắc không dừng ở con số 100 đâu. Chị Đỗ Thị Nhung - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Sa Pa tâm sự: Các em gái bỏ nhà đi lang thang không đến trường học, không biết chữ phổ thông, bỏ nhà nhiều tháng để đi bán hàng, nhiều em chỉ mượn cớ bán hàng để theo khách ngọai quốc, còn thực ra không hề bán được chút hàng thổ  cẩm nào.
                                                                      (Còn tiếp ở phần sau)

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012


V là mặt trời ...dịu...êm




 Trước hết cho tôi xin được tạ lỗi trước vợ tôi, vợ bạn và tất cả các bà, các chị phụ nữ... trên thế gian này. Tôi thành thật kính trọng vợ mình và yêu mến vợ thiên hạ. Vì vậy, xin tất cả hãy nhận trước một lời tạ tội của tôi.
... Cứ theo các giáo sư, tiến sỹ mũ cao áo dài,  chữ nghĩa đầy bồ, văn chương đầy sọt  thì nhiều dòng văn học và chẳng có một cái xó xỉnh nào của văn chương mà các vị bỏ qua. Thế nên tôi thật sự ngạc nhiên bởi không hiểu tại sao các vị lại không để ý, lại bỏ quên một dòng văn học  đang hiện hữu trong dòng văn học dân gian với những áng văn nhiều khi còn rộng rãi , quy mô hơn những dòng văn chính thống.
 Cụ Nguyễn Du ngày xưa đã viết « người buồn cảnh có vui đâu bao giờ » để tả về một nỗi lòng trống vắng nào đấy, còn bây giờ ý thơ rõ ràng hơn:
                                    Anh đi nhà cửa lặng yên
                                     Anh về chăn chiếu reo lên ầm ầm .
    Chỉ với hai câu thật hay này đã lột tả được một hình ánh về một người vợ gối chiếc, giường lạnh khi vắng chồng, chồng v, cái chăn, cái chiếu cũng muốn  được chia sẻ niền vui rạo rực của bà chủ.
 Trong dòng văn học nói về vợ không thể không kể đến sự  nể vợ  của đấng mày râu nước nhà :
                                     Ngày sưa sợ vợ là sai
                                     Bây giờ sợ vợ là oai nhất vùng.
         Hay : 
                                     Ngày sưa sợ vợ là đần
                                     Bây giờ sợ vợ muôn phần vẻ vang
 Còn đây nữa , bài thơ  được coi là « Đệ nhất nghe lời vợ » :
                                      Vợ bảo ra đường – ra đường
                                      Vợ bảo lên gường – lên gường
                                     Vợ bảo nằm yên – nằm yên
                            Và cứ thế sống triền miên kiếp chồng
Thật tuyệt ! vợ bảo ra đường, đàn ông chúng ta ai cũng có thể ra đường, vợ bảo lên giường, chúng ta ai cũng có thể lên giường. Thế nhưng khi nào vợ bảo« động đậy» chúng ta mới được « động đậy » thì có lẽ chỉ có nhà thơ        « đệ nhất nghe lời vợ » này mới làm được thôi.
 Không hề nói quá trong những áng thơ văn vì đối với đàn ông, đàn bà bao giờ cũng có một sức hút mãnh liệt  bởi  những nét  xinh đẹp rất dịu dàng cuốn hút :
                                    Tóc vàng mỏ đỏ mắt xanh
                        Gần chồng mà chẳng hôi tanh mùi chồng
Quả vậy. Nàng chỉ « hòa nhập chứ đâu có hòa đồng » với mùi bia rượu, mùi mồ hôi chua loét của chồng.  Lúc ấy- người nàng vẫn thơm ngào ngạt, ngây ngát vị hương.
 nàng còn là người giữ  kỷ cương gia tộc. Một nhà thơ đã từng viết về vợ mình như thế này:  
                                    Là trọng tài... mặc váy
                                     Tay lăm lăm cái còi
                                    Ta chưa kịp phạm luật
                                    Y đã...toét lên rồi.
   Đấy, nhất là vào buổi tối,  sau khi quần áo chỉnh tề mà bạn lén đi giầy vào xem, nàng xẽ...toét lên « anh đi đâu đấy? »
Đi mà vung phí cho thiên hạ à. Nộp thuế hẵng, nộp hết. Về khoản thuế khóa các bà vợ chúng ta cũng cực kỳ mềm dẻo nhưng cương quyết
                                     Vợ là cán bộ thuế
                                     Thường đi thu về đêm
                                      Chưa thu quan điểm cứng
                                     Thu xong lập trường mềm .
 Vâng, khi thuế khóa chưa đủ cần phải có quan điểm cực kỳ  cứng rắn để thu, đủ rồi tất phải mềm đi mà chẳng sợ sai lập trường – đó là một điều dễ hiểu lên chúng ta muốn vụng trộm dành để tiêu ngoài thì chớ dại  bất tuân  việc này bởi ngoài cái việc đòi quyền làm chủ... , nàng cũng là người cảm thông và biết chia sẻ, tha thứ. Vợ là tất cả, vợ là muôn năm.
                                      Vợ ơi ! Vợ ở trên đầu
                            Cho lên hiểu hết nỗi sầu lòng ta
Bạn thân mến. Thế là đã có bức chân dung khá đầy đủ về những bà vợ, đó là những người về nhan sắc thì cực kỳ xinh đẹp, về trí tuệ thì ngời ngời như vầng thái dương, về quyền uy -  oai phong như một vị tướng. Cách ứng sử như một chính khách ngoại giao. Chăm sóc chồng như một bảo mẫu với mùi thơm như hoa huệ hoa hồng, về vị thì ngọt như nước cốt dừa khi cánh mày râu đang háo rượu.
            Nhân ngày phụ nữ Việt Nam. Xin được nâng cốc vì các bà vợ của chúng ta :                                 
                                    Vợ ơi ! vợ ơi
                                    Vợ là tất cả
                                    Là mặt trời..dịu... êm

                                    13.h    17 / 10 / 2012