Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012


    Chân dung ( tiếp theo và hết )

  Mười năm cuộc sống vợ chồng hương đậm lửa nồng, hạnh phúc dù chưa viên mãn nhưng Vân không hề hối tiếc... Giá như có một đứa con!
  Sau nhiều lần khám đi khám lại, biết trục trặc ấy ở phía Hân, cô bác sỹ nửa đùa nửa thật: Nghe nói ngay đến cả vùng cao vẫn có những phiên chợ tình dành cho lứa đôi tìm lại nhau... chị lại đằm thắm thế kia... cá vào ao ai nhà ấy được.
  Câu nói bâng quơ của cô bác sỹ không phải không khơi dậy sự liều lĩnh với nỗi khát khao được làm mẹ trong Vân. Cái ước ao dù chỉ một lần được đau cái đau của một lần sinh nở, được hít hà cái mùi khai nồng tã lót cứ ngày một dâng đầy trong Vân với nỗi niềm riêng không thể diễn đạt bằng lời.
  Thương và hiểu vợ. Nhiều đêm Hân đưa tay lau dòng nước mắt cho Vân trong im lặng, cố đẩy gược nỗi buồn vào tận đáy lòng. Không một tiếng thở dài, không một lời ca thán. Vân biết anh để quyền quyết định làm mẹ ấy tùy ở trong Vân.
 Như bao người ra quân đợt ấy, Hân không có chế độ gì, năm năm quân ngũ chỉ là cái chớp mắt của một đời người nhưng nó đã để lại trong anh nhiều di chứng, những trận sốt nhớ rừng dai dẳng, những cơn thở khò khè do phổi yếu và có thể cả nỗi buồn không thể chia xẻ đã làm Hân kiệt sức, mất ngủ triền miên. Thương chồng yếu, Vân quyết định gom tiền mua nhà ngoài phố, cùng Hân mở lại hiệu thuốc bắc gia truyền.
 Cuộc sống mới, Vân có đồng ra đồng vào, Hân cũng có điều kiện dù chỉ là thơm thảo để gúp đỡ bạn bè. Tất cả tốt đẹp, tất cả tưởng đều êm ả thuận dòng nếu như Vân không nhờ vả kiếm cái giấy đi giám định thương tật với ý đồ chạy chọt cho cho chồng được hưởng chế độ nạn nhân nhiễm chất độc mầu da cam.
 Nhổ đánh toách một cái vào mảnh giấy báo đi giám định mất gần triệu đồng mới có, Vân tròn mắt nhìn chồng, nỗi ấm ức được ngọn gió giận hờn bùng phát. Đã có những trì triết lời qua tiếng lại, chạn bát đã xô tránh sao khỏi sự đổ vỡ, “Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” mỗi ngày thêm  một gọt làm nước tràn ly, Hân viết đơn ra tòa xin ly dị vợ với lý do: “Không chịu nổi cô ta” và khẳng định: Nếu được ly hôn, không cần tòa can thiệp về tài sản, tất cả...thuộc về Vân.
  Sau hai ba lần hòa giải không thành, tòa cho ly hôn. Hạnh phúc vợ chồng được xây đắp bằng những kỷ niệm đẹp như trong tiểu thuyết tan vỡ với một kết cục buồn. Thế mới biết, tình yêu có thể dung nạp, hỗ trợ cho nhau trong cuộc sống vợ chồng để vượt qua những khó khăn cơm áo đời thường nhưng nó không thể tồn tại trong hai cách sống hay nói đúng hơn là hai quan niệm sống với cái nhìn khác dấu.
  Có thể muốn trốn tránh cảnh vật dễ gợi nhớ những kỷ niện buồn. Vân bán nhà, nhờ chị Bí thư thôn bí mật giữ giùm một sổ tiết kiệm dành cho Hân, vào thành phố HCM cùng với đứa cháu con cậu ruột mở “Vân Bắc Đường”  làm ghề thuốc bắc. Sau này nghe nói phát đạt lắm.
  Vác ba lô về căn nhà một gian mới làm trong góc vườn của một bà gái hóa. Tỉnh bơ nhũng điều dị nghị, những câu bông đùa khi bà gái hóa kia cứ “xồn xồn”: Vườn rộng, tặng anh ấy thước đất, đi qua đi lại... cho có hơi hướng đàn ông...
  Một thân một mình. Đáng kiếp- đối với Hân thế là quá đủ.
 Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi mười năm... hai mươi năm đã biến anh Hân ngày sưa thành bác Hân rồi ông Hân với cái bóng siêu vẹo ngả nghiêng trên đường làng như bạn đọc đã biết ở đầu câu truyện.  Lúc lên cơn lảm nhảm, mọi người đều tránh xa y như tránh xa nốt nghẻ đang muốn gãi. Tránh xa y, không hẳn mọi người đều gét hắn, họ chỉ tránh xa nỗi đau của một con người được sống mà không ra sống, hay đơn giản hơn là   tránh xa cái điều mà y đang hận đang chửi. Chửi chung cả mọi người, mình nghe chút xíu mà gây lộn với y hóa ra hắn đang chửi riêng mình sao, ấy vậy lên cứ nghe và im lặng. Chẳng ai dây với hắn.
 Người lạ mới gặp  thường chỉ ậm ừ trong cách sưng hô với Hân cho phải phép trong giao tiếp. Trọng Hân một phần, sợ hắn cũng không ít. Không ám chỉ ai, những câu nói không đầu không đuôi của y đã làm nhiều kẻ xung quanh giật thót mình như bị kim châm vào gan bàn chân, da mặt dày mấy cũng nổi da gà giống như khi bị cật nứa miết vào răng dù chỉ là nhè nhẹ. Con người y từ lời nói đến hình hài cái gì cũng trái khoáy, với cái thân teo tóp, vẹo vọ thường đi đôi với bộ áo quần sộc xệch cũng là điều dễ hiểu, dễ chấp nhận, ở Hân lại không, cái áo thu đông bộ đội phẳng phiu, thơm mùi nắng như cãi nhau với cái quần cộc nhiều túi, nhiều dây bạ đâu y cũng miết đũng xuống ngồi. Con người vô sản như y : Là đông nhất, được ít nhất, thiệt nhiều nhất mà Đảng đã chọn làm nòng cốt thì không cần câu lệ chỗ ngồi. Trong thơ ca, y đã nhiều lần tung tảy cái thú vui được chia sẻ, được tặng thơ với nét chữ rất đẹp viết trên những tờ giấy thủng bụng xé ra từ vở tập
             Cũng đành nợ một ân tình
             Xoạc chân nỡ bước giật mình vì thơ
             ... Đêm trường nửa tỉnh nửa say
                Bên thời tóc rối bên vay hận sầu...
 Tả tình đồng chí chốn quan trường:
             Hai người công tác với nhau
             Người tốt vào cũi người gian quan trường
Tả về cuộc sống:
             Cuộc sống ơi
             Đẫm màu nỗi nhớ
             Ngược xuôi như dòng sông
             Chở mặt trời sớm
                             đỏ lòm mầu nắng
             Chở vầng trăng chiều
                              lạnh giá
              Chở yêu thương
                             đứt đoạn hững hờ...
  Đọc những vần thơ điên điên khùng khùng, có người bảo y bị nghiệp chướng đến nơi rồi. Và đúng vậy, y đã bị đồng chí Bí thư xã gọi ra Ủy ban. Dằn mạnh tờ giấy xuống bàn: Thơ thẩn gì đây? “... Đảng ta nay đã già rồi / Chia thành hai phái dân thời khổ đau”. Lại còn ký cả tên Nguyễn Tường Hận nữa chứ .
 Dù không được mời ngồi, y vẫn thản nhiên ngồi xuống cái ghế băng vốn dành riêng cho người bị gọi đến để cảnh cáo, đối với y, cái ghế của người vô sản không nên tự chọn. Hai hốc mắt như sâu thêm bởi các vết nhăn rúm như chân chim dãn ra, lấp lánh: Chẳng thấy sai cái gì sốt, chú đừng vén quần mà lội vào thơ như thế, cái “Già” ở đây không phải là già yếu, phải hiểu là già dặn, là từng trải, câu sau tôi có nói chia thành hai Đảng đâu mà chú lo, chỉ là chia thành hai phái tốt sấu, hai phái cơ hội và lập trường kiên định  theo ý đồng chí tổng Bí thư Đảng:“Một bộ phận trong Đảng bị biến chất thoái hóa” thôi mà. Dấu“ nặng” trong chữ Hận là bút danh người đời chấm giúp vào chứ tôi chối cũng chả được.
  Ngừng một lát như để kiểm nghiệm người đối diện có biết thưởng thức cái vị ngọt sau cái đắng chát của chè mà y vừa “ pha” hay không?Giọng trầm xuống- Là người chịu trách nhiệm cao nhất xã, hơn ai hết, chú hiểu  những người chỉ hô khẩu hiệu to, không dám kề vai gánh vác công việc vì sợ trầy vai bẩn áo lại là những người có lý lịch sáng quắc như gương, loại người này không giúp ích gì cho dân cho Đảng. Ví như hai người cùng đi một hướng trên một con đường, người mang nặng hành trang phải bước gấp hơn cho khỏi tụt hậu nên dễ vấp ngã, mà đã ngã, đầu tóc, quần áo dễ vấy bẩn so với kẻ hành lý tồng tềnh luôn tìm được chỗ đặt chân an toàn, êm ái. Hai loại người này, nếu đồng hành, chú chọn ai?.
 Họ đã nói với nhau những gì sau đó. Không ai biết được vì y không kể lại. Chỉ biết rằng sau đận ấy, y không còn chửi đời và ít hận mình hơn. Trong hình hài tả tơi ấy, đã có tính cách “Anh Hân” của ngày xưa.
... Ngôi nhà hoang lạnh mấy chục năm được quét lại vôi ve như bừng
sáng lên trong ánh điện và tiếng nói cười của các chi hội trong làng mấy ngày nay đến thăm Hân, một nhà bạt mới dựng ngoài sân làm nơi tiếp khách, bà gái hóa “ cho mượn đất” luôn có mặt. Cũng rót nước, mời ngồi, trả lời thay Hân hàng trăm câu hỏi thăm của mọi người. Dạn hơn “Bà gái hóa” một tý, rụt rè hơn bà chủ nhà một tý, rất vừa. Tiếng nói, tiếng cười hồ hởi không giống cái không khí trầm lắng khi đi thăm người ốm thường thấy. Mọi người vui là phải, ngoài cái tình làng xóm lúc tắt lửa tối đèn, họ đã tìm được “Anh Hân” của họ ngày xưa, anh Hân hay lam hay làm, luôn hết mình vì mọi người.
 Không biết ai báo tin, Vân biết và Vân đã về. Khi chếc xe con từ từ dừng bánh, cánh cửa bật mở, Vân cúi đầu chào mọi người bước vào nhà, khụy người, đổ ập mái tóc chớm bạc nhưng còn rất dày và óng ả vào ngực Hân nức nở: Em đã bay về với anh đây, Hân ơi!
 Cái tiếng gọi trong hang đá ngày nào lặp lại, nhưng nó không âm vang ràn rạt mà trầm xuống bởi cộng hưởng nhiều tiếng xụt xịt, nức nở ở xung quanh khiến tiếng gọi cứ đặc quánh lại, ứ đầy tiếc thương cho một số phận, tiếc thương cho một đời người.
           
                                                                                 Trọng đông 2012

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012


 Chân dung ...
(Phần 3)
   Đỡ bát nước chè xanh sóng sánh mầu hổ phách từ tay bà hàng nước, Hân nới thêm cúc áo cổ, nắng khiếp thật. Đã một tuần nay đưa đội 202 huyện Tiền Hải đi đào chốt trên các ngọn núi phía Bắc của
Hải Dương lập phòng tuyến kế hoạch chống tầu, hôm nay mới xuống núi họp giao ban kết hợp với việc mua thực phẩm.
Tựa vào chiếc cột quán, Hân lơ đãng nhìn dòng sông trong xanh trước mặt, điểm nhìn dừng lâu hơn ở cái bến lát đá lô sô có hàng cây rừng phủ bóng mát rượi kia. Cảnh thật đẹp cứ khêu gợi lòng trải rộng để nhớ, để nghĩ mà không nhở ra nổi khiến Hân buông tiếng thở dài.
 Rót thêm nước vào bát cho khách, bà cụ ý tứ - cái bến thật mát phải  không chú?.
          - Bến này là bến gì hở cụ?.
- Bến Phù Vân chú ạ.
 Phù Vân... Bến Phù Vân. Dòng trí nhớ giống như một dây câu kéo từ dưới nước lên những kỷ niệm đã bị thời gian bám rong rêu phủ kín...Trong hang đá ngày mưa thủa ấy...
  ... Vân nép sát vào người Hân- sau này anh có tìm em không?.
- Nhất định em ạ.
- Sau này nếu có lạc nhau, thì anh cứ về Phù Vân tìm em anh nhé.
Anh xẽ đi tìm, nhất định anh xẽ đi tìm - Từ thị xã Hải Dương, đi  đến Sao Đỏ, gược lên phía Bắc, hỏi thăm bến Phù Vân - Phù Vân, tên hay nhỉ, cứ như tên con gái ấy. Tán dóc, nhớ đã này, anh đến Phù Vân, hỏi tên em hay tên bà cụ Bảo làm nghề bốc thuốc bắc. Mà thôi, để em đọc cho anh câu “ thần chú” này, anh xẽ không thể nào quyên được – Thần chú à, em có phải là phù thủy đâu? Nhưng được rồi, em đọc thần chú đi.- Nhưng anh phải nhắm mắt lại cơ, thế, em đọc này:
Nhà Vân bên bến Phù Vân
Thương nhau xa mấy lên gần, hỡi ai?.
    Hay quá- Em bịa ra để bạn bè nhớ khi đi tìm. Nào , anh đọc lại đi. đọc cho thuộc vào.
  ... Anh đã đọc thuộc câu thơ ấy. Nhưng ở đời, cái gì thuộc nhanh cũng dễ quên nhanh và anh đã quên. Không thể đổ lỗi tất cả cho chiến tranh với hàng ngàn sự việc phải nhớ, phải quên, cái chính anh biết và cũng là điều quan trọng nhất: Tình yêu trong anh chưa đủ mạnh,  chưa đủ sâu sắc để găm chặt câu thơ ấy trong lòng.
  Sau đại thắng mùa xuân năm 75 là đợt ra quân ồ ạt, sức khỏe yếu, Hân cũng nằm trong diện đó. Vì thiếu hơn một tháng chưa đủ 5 năm tuổi quân, Hân không được phục viên mà ra quân ở diện xuất ngũ với tiêu chuẩn 73 đồng cộng thêm 30 kg tem phiếu, vừa đủ nộp kho lương thực lấy một tháng gạo ăn.
 Bố mẹ đã mất. Căn nhà ba gian ở quê như rộng thêm ra khi đứa em gái lấy chồng xa xóm, cuộc sống mới có nhiều điều chưa thể quen, những va chạm nhỏ nhặt trong miếng cơm manh áo, những mâu thuẫn để lôi kéo bè cánh làng trên xóm dưới đã làm uể oải từng nhát xẻng mà Huân đang tận lực súc vào cuộc sống ngồn ngộn. Nhận trách nhiệm xã đội phó, dẫn đội 202 đi đào chốt và được gặp lại Vân.
   ...Rồi họ xẽ lấy nhau chứ gì? Chắc chắn là thế. Chỉ có điều khác là Hân về Tiền Hải giao ba gian nhà cho đứa en gái, cắt hộ khẩu để lập nghiệp cùng Vân ở Chí Linh.

                                         Làng Mo 9/2012
                  ( tiếp phần 4 ) 
   
   


Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012


 Chân dung ...(phần 2)

 Lần thứ hai Hân tỉnh lại lúc trời đã xế chiều, căn hầm chìm trong lòng đất nhạt nhòa ánh sáng của ngọn đèn 12v thắp bằng ắc-quy. Toàn thân đã bớt đau hơn nhưng trong đầu vẫn có tiếng ù ù như cối xay lúa. Định cất tiếng gọi: có ai không? Nhưng lại thôi, biết mình đã hoàn toàn thoát chết, cái đốm lửa lay lắt đã dính lại trong anh, sau nhiều ngày đêm sốt dữ, sau nhiều cơn thở khò khè, búng ra từng bụm máu ở mũi lẫn miệng, vẫn không tắt hẳn, cái chất sống trong người đang nóng dần lên giúp trí nhớ  phục hồi lại  giống như một cuốn phim quay chậm.
...Hân chồm dậy, uốn người theo đà bay của quả thủ pháo, nhìn vệt khói vòng cung biết nó xẽ rơi trúng đích, không đợi thủ pháo phát nổ Hân bật người vọt theo, nép vào một ụ đất, sỉa một loạt AK vào mấy cái lưng áo đẫm mồ hôi đang bò lê bò càng hòng chạy trốn. Nòng những khẩu AK đồng đội Hân tóe sáng tạo những tia khói vạch đường sóc vào tốp mũ sắt dưa hấu còn chưa chịu rã, giống như con dao tia sét sẹt bên này, phạt bên khia. Đã nghe tiếng rít của xe tăng quân ta tràn tới, bọn địch cuống cuồng rút xuống các chiến hào cố thủ. Một khẩu đại liên bên hầm  ngầm tay trái đang quét những luồng đạn đỏ lừ sát mặt đất hòng cản bước phát triển của bộ binh phía sau. Trong khói súng mù mịt, ánh chớp đạn loe lóe như trêu ngươi, như thách thức,  Hân ép sát người vào cửa hầm tung liền hai quả thủ pháo, cho mày ngoan cố này, ánh chớp tắt ngỏm. Hân lao vào một chiến hào, trượt chân ngã ngồi lên bụng một sác chết cởi trần nhưng vẫn kịp lia một loạt đạn vào tốp lính vằn vện vừa lao tới ở gách hào đối diện, nghe tiếng cốc của khối cơ bẩm ngõ xuông, chưa kịp thay băng đạn mới và vẫn ở tư thế nằm ngửa đã phải quay báng súng gạt một cái mũ sắt đang quật xuống, trượt đầu vào gực Hân đau điếng, sẵn đà, tên ngụy đổ ập xuống người đối phương trong tư thế vươn tay định bóp cổ , hắn đã chậm một vài tích tắc, hứng trọn mũi dao găm thốc gược lên, tên “Trâu điên”hộc lên sau tiếng sựt rất gọn. Hất cái xác qua một bên, Hân loạng choạng đứng lên và chỉ kịp nhận thấy một khối sáng bùng lên ngay sát mép hào, một quả đấm thốc từ bụng lên gực, trời đất tối sầm, Hân khụy xuống.    
  Không bị mảnh, nhưng bị sức ép quá nặng, mấy người nói Hân thoát chết là một sự quái lạ. Sau cấp cứu, anh được đưa từ trạm phẫu tiền phương về bệnh viện điều trị. Đồng đội từ đơn vị đến thăm thường tìm cách nán lại bên anh, kể đủ cả truyện trên trời dưới đất, báo tin trong chiến dịch vừa qua anh được tặng danh hiệu dũng sỹ, đơn vị đang đề nghị cấp trên tặng  bằng khen chiến sỹ thi đua toàn quân. Báo quân đội vừa đăng bài về gương chiến đấu của anh kèm theo cả ảnh. Cả bệnh viện ai cũng biết và khâm phục anh, nhất là mấy cô y tá, với cái tính vơ vào của một thằng đàn ông thì hình như họ đều muốn yêu anh. Nói cho công bằng, ngoài thân hình dẻo dai được luyện tập của người lính đặc công, Hân khá điển trai, nhất là sau hơn một tháng được ăn ngon ngủ kỹ đã lột sác thành một cậu Hân em trẻ hơn đến năm sáu tuổi.
 Hàng ngày chăn sóc Hân là một cô gái tên Vân có hai dải đuôi sam chảy dài quá eo lưng cứ lúc lắc sau mỗi bước đi, thêm làn da "cãi lại"  với sự gian khổ ác liệt của chiến trường. Cô không xô bồ, tán táo tợn như mấy “chị nuôi” và một số cô y tá, hộ lý. Theo bác sỹ đi khám bệnh, Vân bưng khay thuốc đứng phía sau, im lặng gương đôi mắt biết nói chớp chớp nhìn anh. Vân hay ở lại bên anh nói chuyện rủ rỉ những câu truyện chẳng ăn nhập gì với cuộc sống trong bệnh viện kèm cái lắc đầu, bướng và hơi nũng. Tất cả dừng lại ở sự quý mến, chăm sóc của một cô y tá đối với một thương binh, thế thôi!.
  Sức khỏe Hân hồi phục khá nhanh, anh xuống giúp chị nuôi nhặt rau ,nấu cơn và thỉnh thoảng vẫn cùng Vân tranh thủ đi hái rau rừng.
  Sinh và lớn lên ở vùng núi phía Bắc tỉnh Hải Dương, đôi chân Vân như có mắt đưa Hân đến những bãi rau tầu bay xanh mướt, chỉ cho anh cách nhận biết để đào một đọt măng chưa nhô lên khỏi mặt đất bởi đám lá rụng phủ dầy. Nhiều hôm trúng mánh còn đào được cả củ từ nữa .
 Hôm nay cũng vậy, chàng trai đồng bằng đang bò xoài, gập người xuống hố quyết tâm moi bằng dược đoạn củ từ lẩn sâu trong đá thì thấy tay Vân đập dập vào lưng, chỉ tay lên khoảng trống của tán lá rừng có đám mây đen vần vũ. Vội vàng thu nhặt đồ đạc, Vân dắt tay Hân chạy  vào một cái hang đá gần đấy.
 Mưa rừng thật ghê gớm, nhìn dòng mưa ào ạt hắt ngoài miệng hang thấy ớn lạnh đến rùng mình. Hú vía, vừa nói vừa xoay cái que nướng củ từ, mặt Vân hồng lên trong ánh lửa. Chọn một củ từ đã chín đưa cho Hân, ăn đi anh, nướng thế này thơm ngon lắm, nói thật nhớ, nhiều hôm bón cháo cho anh, thấy ánh mắt anh nhìn mà em thương đến nôn nao... Ngoài kia mưa vẫn sàn sạt đáp vào vách đá, mưa kiểu này có khi phải đến chiều mới tạnh. Em hát đi Vân, mai anh xuất viện xa em rồi. Em hát chán lắm, để em đọc thơ cho anh nghe. Đôi mắt mơ màng, tay hơ hơ trên ngọn lửa, giọng Vân trầm xuống:
 Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
 Chết thôi, em đọc thơ trong sách giáo khoa hay là tiếng thổn thức của  lòng em, Vân thăm thẳm: Người đi? ừ nhỉ người đi thực...em thà coi như hơi rượu say... Vân chếch choáng say, giọng hổn hển: Anh có khinh em không? Hân vội lắc đầu, cầm bàn tay lạnh cóng vuốt ve áp sát vào môi. Vân bỗng quàng mạnh cánh tay, phả hơi nóng hầm hập lên mặt anh: Anh đi em nhớ anh chết mất.
 Lần đầu tiên trong đời, Hân biết thế nào là hơi thở con gái, lần đầu, giữa nơi núi rừng này, anh được nhìn thân thể trắng trần của Vân dâng hiến. Cô trở thành đàn bà một cách tự nguyện, thiêng liêng như mọi cõi thiêng liêng trên thế gian này. Tiếng Vân rên rỉ, đủ âm vang dội ràn rạt suốt vách hang “Anh Hân ơi”.
     
                                   Làng Mo 5/ 7/2012  
                               ( Còn tiếp phần 3) 

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012


               CHÂN DUNG MỘT ĐỜI NGƯỜI

   Đời cần ta, ta cần gì đời. Đ...mẹ đời. Hắn vừa đi vừa lầm bầm chửi. Trong ráng chiều chập choạng, nhìn thấy cái bóng nghiêng nghiêng đổ dài theo mỗi bước chân hắn phá cười khùng khục. Thì ra thế, dòng đời chầm chậm trôi kéo dài chân cái bóng vốn to lớn, chững chạc của hắn thành vẹo vọ, uốn éo, xô lệch ngả nghiêng. Hắn giận đời, hận mình. Dù không muốn nhìn cái bóng đáng gét đó nhưng còn bước, cái bóng còn bám theo hắn dai dẳng không dời.
   Lớn lên ở một làng quê “Chị Hai năm tấn”. Như bao lớp thanh niên thời chống Mỹ lúc bấy giờ, Nguyễn Trường Hân hăng hái lên đường tòng quân vào một tiểu doàn bộ đội đặc công, bỏ lại phía sau những kỷ niệm dại khờ, trắng  trong của tuổi học trò. Con đường phía trước hẳn còn nhiều khó khăn gian khổ đang chờ đợi, nhưng với tuổi trẻ đang tràn đầy sức lực, Hân nguyện phấn đấu, học hỏi vươn lên trong cuộc sống quân ngũ để sứng đáng với làng quê, sứng  đáng với danh anh bộ đội Cụ Hồ .
  Làm chiến sỹ bộ đội đặc công luyện tập thật vất vả. Với khẩu hiệu “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”.  Những đêm rét thấu xương vẫn phải ngâm mình trong sình lầy để quan sát “ đồn địch”. Khi tiền nhập đều phải cởi trần, nhiều đêm tập xong trên đường trở về đơn vị, bùn ướt trên người bốc hơi nghi nghút, dần khô cứng lại thành mảng, bong rơi để lộ thân hình tím tái mặc cho những làn gió bấc tha hồ quết qua quét lại như muôn ngàn mũi kim đâm buốt nhói ,rét đến cứng hàm, rét đến nỗi buồn đái mà không són nổi một giọt.
  Luyện tập gian khổ là thế, nhưng với lòng quyết tâm, ham học hỏi lên sau sáu tháng huấn luyện Hân đã được cấp trên khen thưởng bẩy ngày về phép trước khi  đi “B”chiến đấu.
 Hân đi “B dài”, địa bàn đóng quân tít sâu vùng Quảng Ngãi. Đối với người lính, tính chất ác liệt của mặt trận này nếu đem so sánh với sự ác liệt của mặt trận khác chỉ là tương đối, nhưng cái sướng, khổ thì được định nghĩa rõ ràng. “Bên nắng rát, bên mưa rây”, chỉ cách nhau quả núi mà phía Tây Trường Sơn nắng Lào rát bỏng, còn Đông Trường Sơn cảnh vật thơ mộng đúng với câu hát:“Cây xòe bóng mát”...đủ dậy lên chất men của thơ ca
 Nếu nói đi B ngắn ở Quảng Trị vào những năm 71- 72 được mệnh danh  là một cái chảo rang thịt người, khốc liệt là thế, nhưng cái “sướng của nó” là chỉ cần lùi chân lại một bước xẽ được cả một hậu phương thương yêu che trở, ai cũng biết vậy. Đối với Hân thì được chiến đấu ở đâu cũng là vinh dự,  tư tưởng thảnh thơi, Hân đã hoàn thành suất sắc mọi nhiệm vụ “luồn sâu, đánh hiểm”góp phần lập lên những chiến công vang dội, được thưởng hai bằng khen.
 Chiến công của người chiến sỹ đặc công góp phần làm lên những chiến thắng lẫy lừng bất chấp cuộc sống gian khổ khó khăn, nhưng cũng chính cái thiếu thốn, gian khổ của đời lính đã giúp họ hiểu thêm giá trị về những cái mất mà họ đang hiến dâng để chiến đấu, càng cận kề với cái chết họ càng quý và yêu cuộc sống biết chừng nào... Thế hệ của Hân là đội ngũ những người lính có học thức, có cách  đánh giá đúng mức khi nhìn nhận về tình yêu và lý tưởng. Khi xông lên dưới làn đạn của quân thù đâu chỉ cần một bầu máu nóng hờn căm. Họ biết rèn cho mình một cái đầu lạnh, biết lên phương án chi tiết cho từng trận,  đã đánh là phải thắng để bảo tồn từng giọt máu của mình và đồng đội không đổ xuống phí hoài.
  Đã nhiều lần Hân run run đưa tay vuốt mắt cho đồng đội, cảm nhận rõ mùi đất mới nơi bạn mình nằm xuống đang sua tan cái nóng khét của bom đạn, góp phần làm cho bầu trời thanh bình trong sáng hơn, rồi đây Hân có thể ngã xuống để bảo vệ mảnh đất này như bao đồng đội của mình mà không băn khoăn, hối tiếc. Nhưng, lếu có một lần được sống lại ?.
  Đó là một buổi sáng đẹp trời, Hân mơ màng thấy cuộc sống hồi sinh, cảm nhận được dòng máu đang nóng dần chảy trong huyết quản, muốn vung chân tay và mừng húm khi cất được đôi mi nặng trịch. Một gương mặt cúi xuống, đúng hơn là một đôi mắt biết nói: Chúc mừng anh đã tỉnh lại. Hân đưa mắt nhìn quanh, một căn hầm thoáng đãng yên lặng tịnh không một tiếng động, phảng phất mùi cồn, khó khăn lắm anh mới hỏi cô y tá rằng anh đang ở đâu?. Thật ngạc nhiên chỉ thấy đôi môi xinh đẹp kia mấp máy như hớp hớp không khí, đặt ngón trỏ lên môi ra hiệu im lặng, cô cúi xuống, luồng ánh sáng từ cửa hầm hắt vào giúp Hân nhìn rõ đường cong rất đẹp khi cô nhẹ nhàng ém lại tấm đắp, thoáng một ánh mắt tinh nghịch, một nụ hôn trìu mến đặt lên vầng trán nóng rẫy vì cơn sốt. Người thương binh bất giác rên lên khe khẽ, những vết nhăn đau đớn như dãn ra, khuôn mặt thư thái mơ màng gúp Hân chìm dần vào giấc ngủ.
                                               Làng Mo 5/2012
                                                  ( còn phần tiếp sau )

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012


Gặp lại trò sưa
Phan Quang Cách

Bốn mươi chín năm thời gian thay đổi
Từ Thành phố Tuy Hòa em đến thăm tôi
Phút ban đầu thày chưa nhớ được
Em Tô Hà: Thầy có nhớ thày ơi !

Thầy nghỉ hưu về với đời thường
Trồng người đã trọn ra vườn trồng hoa
Thú vui khi tuổi đã già
Chiều về gió thổi đầy nhà hương thơm

Làng Chiền 16/11/2012



Nhà thầy:


Anh Sử  xóm triancuocdoi
 chụp ảnh lưu niệm với các thày cô cùng tổ hưu trí với thày Cách




    

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012


 ĐỗThị Bích Liên -  một đọc giả rất mến mộ TRIANCUOCDOI - mong được làm quen với các Thầy Cô và cư dân cả xóm. Anh Bùi Thế Sử thông qua blog To Quang xin được giới thiệu bài thơ của Đỗ Thị Bích Liên :
                                                 

                               Trích ngang: Đỗ Thị Bích Liên
                                Bút danh: Đỗ Quỳnh Mai
                                         NS:   1960  
                                Tam Dị, Lục Nam, Bắc Giang
                                 Hội viên CLB thơ Việt Nam
                                  ĐT:     0985 570 595

Quỳnh Mai*
Đắm mình ở bến sông thơ

Nhớ thời cắp sách đến trường
                       Nghe thơ thầy đọc giảng đường mê say
                              Hồn em ôm mộng tháng ngày
                       Nguồn thơ ấp ủ ngất ngây một thời

                              Đa tình bởi kiếp con người
                        Ngày đêm say đắm từng lời trong thơ
                              Nàng thơ ơi ! chớ thờ ơ
                        Để ta trăn trở ngẩn ngơ ngắn dài

                              Quỳnh Mai*tâm chẳng đổi đời
                         Cửa thiền rộng mở tâm vời đến em
                               Dòng đời  đang dở đi tìm
                          Mải mê hồn cứ đắm chìm vào thơ

                               Một đời ôm mộng cùng mơ
                           Lớn lên thơ đã ngập bờ hồn em
                               Qua thời vất vả gian nan
                           Mong về góp với thi đàn vui chơi

                                Thơ bay về cánh đồng đời
                           Cày tơi xới đất ngọt bùi lúa hương
                                                 
                                        (* Bút danh Đỗ Thị Bích Liên)

                                                  2/8/2012

                               

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012


                 Có một bộ tộc ở Phong Nha
                          ( Quảng Bình ).

 Nếu bạn đọc ở đâu đó về một bộ tộc được phát hiện giữa thời văn minh vẫn sống trong rừng sâu, lấy vỏ cây làm áo, không phải sống trong hang đá mà làm lều dưới những tán cây rừng, mái lợp bằng lá chuối, khi lá chuối trên mái lều héo vàng thì bỏ đi nơi khác để tiếp tục săn bắn và hái lượm kiếm sống. Đó chính là tộc người “Lá Vàng” hay là dân tộc A Rem ở Phong Nha (Quảng Bình) ngày nay.
 Bộ tộc A rem sống hoang dã  trong rừng sâu Phong Nha – Kẻ Bàng. Năm 1956, người ta phát hiện và đưa họ ra khỏi rừng sâu để hòa nhập với cộng đồng. Lúc đó tổng cộng bộ tộc này chỉ có 18 người. Chiến  tranh lưu lạc, người A rem bỏ vào rừng lúc nào chẳng ai hay. Năm 1992, người ta lại tìm thấy họ trong rừng sâu, bấy giờ đã là 98 người tất cả, họ lại được đưa ra khỏi rừng về định cư ổn định trong khu vực xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình.
 Đây là một xã bé và nhỏ nhất Việt Nam, xã chỉ có 43 hộ dân, bây giờ có 6 hộ nữa từ bản Doòng cách xã 30 km nhập thêm vào là 49 hộ, 235 nhân khẩu. Năm 2005 TPHCM đã xây dựng tặng 42 ngôi nhà kiên cố. Nếu cứ nhìn vào cơ sở vật chất như trường học, UBND và 42 ngôi nhà hẳn ai cũng phải ngạc nhiên bởi tận nơi thâm sơn cùng cốc này người dân lại ấm no đến vậy. Nhưng thực chất hành trình hòa nhập cộng đồng của đồng bào dân tộc ít người này cũng vô cùng gian nan vất vả. Lúc đưa dân về đây định cư họ đã không tính đến chuyện nước, ai ngờ xã nằm giữa lõi một khu rừng già nguyên sinh bạt ngàn cây trái, ngay cả những ngày có cơn mưa rừng nặng hạt, mưa xong là lớp đất ba zan mầu mỡ chỉ đọng lại chút nước đỏ sẫm với một lớp váng gỉ sắt tanh nồng. Ở đây cũng đã được đầu tư đường nước mấy chục tỷ đồng nhưng...hỏng lâu rồi. Do đường nước dài mấy chục cây số đi trong rừng địa hình hiểm trở nên đường nước mới đưa vào sử dụng đã hỏng, sửa đi sửa lại hỏng vẫn hoàn hỏng, lâu dần dân bản cũng quên rằng xã mình cũng từng có đường nước sạch. Ngoài việc Tân Trạch “tọa lạc”vào chỗ không nước, ở đây còn là cả một kho bom chưa nổ vì trước đây đường 20 bị đánh phá rất ác liệt, địa điểm xã lại là trọng điểm nên chỗ nào cũng có bom, cứ nghe tiếng “uỳnh”trong rừng, đi kiểm tra không thú chết thì cũng là trâu bò của dân vướng bom.
 Nghèo, lạc hậu nên chuyện học hành của con em Tân Trạch chưa được chú trọng. Quy định của trường rất đặc biệt: 2h chiều vào học, 1h trường gióng lên một hồi trống, sau hồi trống đó các giáo viên đến từng nhà để “bắt” học sinh, bắt được em nào đưa về lớp học, sách vở các em học xong các thày cô lại cất đi, nếu để học sinh mang về hôm sau “ chẳng còn gì để học”.
 Cuộc sống nơi đây còn đơn giản nên thiếu thốn đủ thứ, người A Rem còn muôn vàn khó khăn, bộ đội biên phòng, kiểm lâm và cả những người kinh lên đây buôn bán đã mang đến nhiều sự đổi thay cho đồng bào. Thế nhưng khi cuộc sống còn đói nghèo thì mọi sự cố gắng vẫn chưa được như sự mong đợi. Đường 20 đi qua xã vẫn là đường rừng chưa được xây dựng, sự giao lưu với xã hội bên ngoài hạn chế thì cuộc sống nơi đây chậm phát triển là điều đương nhiên. Tuy nhiên, đường 20 đi qua vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, một tài sản quý hiếm của quốc gia, một di sản của thế giới nên việc làm đường đi qua lõi của khu vườn chắc phải tính toán rất kỹ. Có lẽ đó là lý do mà bao năm nay đường 20 vẫn hoang vu và người dân A Ren rất khó hòa nhập với thế giới bên ngoài.

                                         


Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012


                      Những điều ghi chép ở SaPa
                                                  ( phần tiếp theo)
Ông Sùng A Chúng - Chủ tịch xã Sư Pan nói: Hầu hết các gia đình  khá về kinh tế mới cho con em xuống chợ kiếm tiền vì họ không chịu được khổ, vì các cháu quen mặc quần áo đẹp, ở Lao Chải, San Sả Hồ, hai xã rất khá về kinh tế mà các em xuống chợ rất nhiều, có cháu đi hàng tháng không về, tôi đã nhìn thấy một cháu gái sờ đùi một ông tây, tôi khó nhìn lắm. còn xã tôi vừa nghèo, vừa đông trẻ mồ côi mà chẳng có cháu nào đi lang thang kiếm tiền cả, có thể các cháu không có quần áo đẹp xuống chợ, có thể là bố các cháu sấu hổ nhưng theo tôi phần chính là do xã hội có biện pháp ngăn chặn lên không có cháu nào đi kiếm tiền như thế.
Chị Lý Mẩy Chạn- Phó chủ tịch ủy ban Chăm sóc bà mẹ và trẻ em xã Tả Phìn cũng nói rằng: xã tôi có 5 em gái trong số các em gái bỏ nhà đi lang thang theo “Tây” là do gia đình động viên đi kiếm tiền, nhỏ thế nhưng các em dẫn khách đi cả Bát Sát, Mường Khương, có ngày đi hơn chục cây số đường rừng, đi thông luôn 2-3 ngày mới về . Chị còn cho biết thêm những em bé này nói tiếng Anh nhanh như gió làm cả đoàn vừa ngạc nhiên, vừa thích thú.
 Lớp học xây khá khang trang bên sườn đồi để tránh gió rét. Khi chúng tôi đến, các em đã ngồi vào bàn chính tề, những ánh mắt nhìn chúng tôi trong veo và ngơ ngác, em nào cũng toát lên vẻ đẹp thánh thiện, hoang sơ. Khi được giớ thiệu: “Các bác, các cô ở Hà Nội lên thăm các cháu đây”. Tất cả cười cười, chẳng cháu nào nói gì. “Học ở đây có thích không”. Vẫn cười cười, chẳng “không” cũng chẳng “có”. Khi đoàn được nhắc là các em không biết tiếng kinh, nhưng giao tiếp tốt tiếng Anh. Một anh trong đoàn vừa mới  chỉ vào một em “ What is your name” thì thật bất ngờ, cái miệng xinh như nụ hoa kia bật ra ngay “My name is Giang Thị Cờ”, chỉ em khác “My is name Sùng Thị Tủa”... “I am from San Sả Hồ” “I am from Lao Chải”
 Mặc dù đã nghe giới thiệu về các em nhưng vẫn thấy kỳ lạ làm sao. Tôi “ ăn theo” thì chẳng nói làm gì, nhưng bạn tôi muốn được trò truyện cùng các em để hiểu thêm về những mảnh đời đang đưa đẩy những số phận non nớt kia, đành phải nhờ chị Chạn làm phiên dịch để tiếp súc với các em... Thì ra không phải em nào bỏ nhà đi lang thang, kiếm tiền theo khách du lịch ở SaPa đều do hoàn cảnh cơ nhỡ, đói khổ xô đẩy mà có một số em vì thói quen thích vui chơi, ăn ngon mà đi. Em Sùng Thị Tùng-15 tuổi, chị cả trong lớp, cứ tối thứ bẩy Tùng lại đóng bộ sơvin, bỏ bộ váy áo dân tộc lại lớp học để đi “ bát” phố nói truyện với ông tây bà đầm, thường thì tối thứ bẩy và cả ngày chủ nhật em đi với khách không về lớp. Nghe mọi người kể về Tùng, bạn tôi mở vở của Tùng ra xem, nét chữ còn run nhưng sạch, bảo em đọc, em đọc rất trôi chảy, bảo ba em nữa đọc, em nào cũng đọc lưu loát, nhưng khi bảo Tùng và ba em kia viết thì chẳng em nào viết được. Kiều Quý cố nén tiếng thở dài vì hơn ai hết bạn tôi hiểu rằng ở đây, các thày dậy xóa mù chữ là dậy chép bài rồi học thuộc lòng mà thôi, còn không học chữ cái, cũng không học ghép vần. Thảo nào “...Có nhiều em cứ xóa đi xóa lại mà vẫn tái mù chữ”.
 Sáng hôm sau tôi dậy thì Kiều Quý đã đi dự hội thảo rồi. Tôi không đến dự vì nhiều lý do, nhưng cái chính là sau những gì đã thấy làm tôi không còn cái háo hức tìm hiểu nữa.
 Trên đường về, Kiều Quý không chia sẻ cùng tôi những gì diễn ra trong hội nghị, mắt hướng theo ánh đèn pha quét sáng lòa phía trước tư lự: Quá nửa đời người em mới biết sống cho riêng mình và được làm những việc mà mình yêu thích.
 Tôi không hiểu gì những câu nói “chữ nghĩa” như vậy lên không đáp lại, cố tìm cảm giác êm ả của chiếc ghế khi   cơn buồn ngủ đang dần lan tỏa.

                                                            Bài sưu tầm



Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012


                      Những điều
                  ghi chép ở Sa Pa


  Vừa chui vào xe, bạn tôi chỉ vào một thanh niên ngồi im lặng phía bên tay lái: Cứ yên tâm vào tên đệ tử này.  Kèm theo một nụ cười hóm hỉnh: Cháu nó là một cái giỏ có hom, mọi thông tin bỏ vô đó, có dốc ngược cũng không chui ra được một từ nào đâu.
  Thì ra thế, cái mà bạn tôi vừa thông báo không làm tôi quan tâm nhiều lắm. Điều mà tôi quan tâm là điểm đến của cuộc hành trình này – Cuộc hội thảo “ Ngăn chặn nguy cơ lạm dụng tình dục trẻ em gái ở Sa Pa”. Quãng đường đến đó khá xa, tranh thủ quãng đường dài, tôi khoan khoái ngả mình trên ghế, mắt lim dim mơ màng tận hưởng giàn âm thanh tuyệt hảo gắn hai bên sườn của chiếc xe chục tỷ.
  Bạn tôi, Kiều Quý là một thanh đồng chính hiệu, có điện phủ tư nhân tọa lạc trong khuôn viên rộng đến hơn một ha, có bãi đỗ xe, có lầu chuông gác tía bằng gỗ quý với nhiều pho tượng bằng đồng nạm vàng dòng, điện phủ lúc nào cũng dập dìu“ con hương, đệ tử” mang túi tiền nặng trĩu tự nguyện đến để gọi dạ bảo vâng. Là một giáo viên cấp ba đã nghỉ hưu, ở độ tuổi ấy mà trông còn đằm thắm lắm. Số làm thanh đồng hình như ai cũng tình duyên dang dở mới gánh vác được việc tiên thánh. Khi mà đầu còn đội bát nhang, hai tay dâng nến bắc ghế hầu ông thánh các thanh đồng đều phải giữ mình trong sạch mới mong hưởng lộc lâu dài,  đạo làm thanh đồng ai cũng nói như vậy.
 Là bạn tâm giao, nhưng hiếm khi tôi đến thăm Kiều Quý tại gia, phần vì tôi không thích trói buộc vào các nghi thức mà tôi không tín nhưng quá hiểu, phần vì chúng tôi thường gặp nhau khi có tiệc Cha, tiệc Mẹ (những ngày tổ chức hội theo truyền thống đạo thờ Mẫu) ở các đình đền khu vực các tỉnh phía Bắc, bây giờ lại có điện thoại bỏ túi nữa, chỉ cần một cú nhấn a lô là thông tin cho nhau được ngay. Kiều Quý đã nhiều lần kêu tôi là lãng tử, nhưng lãng tử gì, tôi chỉ là thằng thích lang thang để thỏa mãn tư duy thôi.
  Hôm nay cũng vậy, Kiều Quý a lô: Có đi Sa Pa dự hội thảo...không? tôi đồng ý đi mà không ngạc nhiên bởi một thanh đồng lại đi dự cuộc hội thảo mang tính chính trị tầm cỡ như thế.
  Đã nhiều lần khi xắp xếp được công việc tâm linh nơi điện phủ, Kiều Quý lại đắm mình vào việc tình nghĩa với vai trò là một “ Mạnh thường quân”. Tôi đã từng thấy tay bạn tôi run run vuốt ve khuôn mặt một bé gái chuẩn bị mổ tim với lời cầu chúc thầm thì đầy yêu thương cùng số tiền tài trợ chi phí cho ca mổ ...Ngồi trong xe, Kiều Quý tư lự:  Sa Pa mấy năm gần đây đã có nhiều hoạt động tích cực, được xếp loại xuất sắc trong khối đoàn thể huyện thì thấy ấm lòng, nhưng rồi dần nghe và tìm hiểu, thấy có một điều nhức buốt làm sao.
  Tôi biết bạn tôi đang nói về cuộc hội thảo... Số là mấy năm gần đây du lịch rất phát triển đã mang lại cho cộng đồng người dân SaPa những nguồn kinh tế rõ rệt, nhưng du lịch cũng có một số tác động sấu cho con người nơi đây.
  Đó là hiện tượng những phụ nữ rời bản làng, bỏ nhà cửa công việc ruộng nương đi bán hàng dài ngày theo khách du lịch. Trong số những người phụ nữ ở lại qua đêm trong những nhà hàng, phòng trọ hay lang thang túm tụm ngủ tạm bợ chỗ mái hiên, cửa nhà, hay quán chợ, đông nhất vẫn là những bé gái từ 9 đền 15 tuổi cứ dật dờ qua đêm như thế để sáng mai, choàng tỉnh dậy là bám theo khách đi rồi.
 Thực trạng đó đang làm cho những người quản lý xã hội ở SaPa phải quan tâm. Nếu thờ ơ, không ngăn chặn tình trạng này sẽ dẫn tới các em gái bỏ học đi lang thang, biết đâu các sẽ bị lợi dụng, sẽ thành nạn nhân của đồng tiền.
  Hai chúng tôi đến điểm hẹn trời đã xế chiều. Đã thấy có nhiều doanh nhân, nhiều quan chức và có cả các ông tây bà đầm đang vui vẻ trò truyện.
 Theo giới hiệu của ban tổ chức, chúng tôi đến thăm lớp học tình thương đang được hội phụ nữ và hội chữ thập đỏ nuôi ăn học. Trên đường đi, chị hội trưởng hội phụ nữ kể: Chúng em đã cùng với các đoàn thể, các ban ngành phối hợp đi gom các cháu về , thật vất vả vì phải chạy theo các cháu vào quán, tìm đến cả các nhà nghỉ mới dỗ được 10 cháu trong số khảo sát 100 cháu, còn trong thực tế chắc không dừng ở con số 100 đâu. Chị Đỗ Thị Nhung - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Sa Pa tâm sự: Các em gái bỏ nhà đi lang thang không đến trường học, không biết chữ phổ thông, bỏ nhà nhiều tháng để đi bán hàng, nhiều em chỉ mượn cớ bán hàng để theo khách ngọai quốc, còn thực ra không hề bán được chút hàng thổ  cẩm nào.
                                                                      (Còn tiếp ở phần sau)

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012


V là mặt trời ...dịu...êm




 Trước hết cho tôi xin được tạ lỗi trước vợ tôi, vợ bạn và tất cả các bà, các chị phụ nữ... trên thế gian này. Tôi thành thật kính trọng vợ mình và yêu mến vợ thiên hạ. Vì vậy, xin tất cả hãy nhận trước một lời tạ tội của tôi.
... Cứ theo các giáo sư, tiến sỹ mũ cao áo dài,  chữ nghĩa đầy bồ, văn chương đầy sọt  thì nhiều dòng văn học và chẳng có một cái xó xỉnh nào của văn chương mà các vị bỏ qua. Thế nên tôi thật sự ngạc nhiên bởi không hiểu tại sao các vị lại không để ý, lại bỏ quên một dòng văn học  đang hiện hữu trong dòng văn học dân gian với những áng văn nhiều khi còn rộng rãi , quy mô hơn những dòng văn chính thống.
 Cụ Nguyễn Du ngày xưa đã viết « người buồn cảnh có vui đâu bao giờ » để tả về một nỗi lòng trống vắng nào đấy, còn bây giờ ý thơ rõ ràng hơn:
                                    Anh đi nhà cửa lặng yên
                                     Anh về chăn chiếu reo lên ầm ầm .
    Chỉ với hai câu thật hay này đã lột tả được một hình ánh về một người vợ gối chiếc, giường lạnh khi vắng chồng, chồng v, cái chăn, cái chiếu cũng muốn  được chia sẻ niền vui rạo rực của bà chủ.
 Trong dòng văn học nói về vợ không thể không kể đến sự  nể vợ  của đấng mày râu nước nhà :
                                     Ngày sưa sợ vợ là sai
                                     Bây giờ sợ vợ là oai nhất vùng.
         Hay : 
                                     Ngày sưa sợ vợ là đần
                                     Bây giờ sợ vợ muôn phần vẻ vang
 Còn đây nữa , bài thơ  được coi là « Đệ nhất nghe lời vợ » :
                                      Vợ bảo ra đường – ra đường
                                      Vợ bảo lên gường – lên gường
                                     Vợ bảo nằm yên – nằm yên
                            Và cứ thế sống triền miên kiếp chồng
Thật tuyệt ! vợ bảo ra đường, đàn ông chúng ta ai cũng có thể ra đường, vợ bảo lên giường, chúng ta ai cũng có thể lên giường. Thế nhưng khi nào vợ bảo« động đậy» chúng ta mới được « động đậy » thì có lẽ chỉ có nhà thơ        « đệ nhất nghe lời vợ » này mới làm được thôi.
 Không hề nói quá trong những áng thơ văn vì đối với đàn ông, đàn bà bao giờ cũng có một sức hút mãnh liệt  bởi  những nét  xinh đẹp rất dịu dàng cuốn hút :
                                    Tóc vàng mỏ đỏ mắt xanh
                        Gần chồng mà chẳng hôi tanh mùi chồng
Quả vậy. Nàng chỉ « hòa nhập chứ đâu có hòa đồng » với mùi bia rượu, mùi mồ hôi chua loét của chồng.  Lúc ấy- người nàng vẫn thơm ngào ngạt, ngây ngát vị hương.
 nàng còn là người giữ  kỷ cương gia tộc. Một nhà thơ đã từng viết về vợ mình như thế này:  
                                    Là trọng tài... mặc váy
                                     Tay lăm lăm cái còi
                                    Ta chưa kịp phạm luật
                                    Y đã...toét lên rồi.
   Đấy, nhất là vào buổi tối,  sau khi quần áo chỉnh tề mà bạn lén đi giầy vào xem, nàng xẽ...toét lên « anh đi đâu đấy? »
Đi mà vung phí cho thiên hạ à. Nộp thuế hẵng, nộp hết. Về khoản thuế khóa các bà vợ chúng ta cũng cực kỳ mềm dẻo nhưng cương quyết
                                     Vợ là cán bộ thuế
                                     Thường đi thu về đêm
                                      Chưa thu quan điểm cứng
                                     Thu xong lập trường mềm .
 Vâng, khi thuế khóa chưa đủ cần phải có quan điểm cực kỳ  cứng rắn để thu, đủ rồi tất phải mềm đi mà chẳng sợ sai lập trường – đó là một điều dễ hiểu lên chúng ta muốn vụng trộm dành để tiêu ngoài thì chớ dại  bất tuân  việc này bởi ngoài cái việc đòi quyền làm chủ... , nàng cũng là người cảm thông và biết chia sẻ, tha thứ. Vợ là tất cả, vợ là muôn năm.
                                      Vợ ơi ! Vợ ở trên đầu
                            Cho lên hiểu hết nỗi sầu lòng ta
Bạn thân mến. Thế là đã có bức chân dung khá đầy đủ về những bà vợ, đó là những người về nhan sắc thì cực kỳ xinh đẹp, về trí tuệ thì ngời ngời như vầng thái dương, về quyền uy -  oai phong như một vị tướng. Cách ứng sử như một chính khách ngoại giao. Chăm sóc chồng như một bảo mẫu với mùi thơm như hoa huệ hoa hồng, về vị thì ngọt như nước cốt dừa khi cánh mày râu đang háo rượu.
            Nhân ngày phụ nữ Việt Nam. Xin được nâng cốc vì các bà vợ của chúng ta :                                 
                                    Vợ ơi ! vợ ơi
                                    Vợ là tất cả
                                    Là mặt trời..dịu... êm

                                    13.h    17 / 10 / 2012


Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012


       Không đề

                        Suối vắng lặng trong cánh rừng nguyên thuỷ
                      Nước mát ngần chảy dưới tán cây xanh
                       Em tắm trần như tiên nữ trong huyền thoại
                       Gió ngẩn ngơ quên lay động lá cành
                                                                    9/ 2012

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

LỄ HỘI CÔN SƠN – KIẾP BẠC
         ( CHÍ LINH HẢI DƯƠNG )

Huyện Chí Linh ( hải Dương) tưng bừng lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc.
Du khách cả nước nô nức về đây trẩy hội.
 Kiếp Bạc trên bến dưới thuyền, người người chen chân. Đông là đúng thôi vì từ mấy hôm nay đang tập dượt hải thuyền trên sông Phả Lại để đến ngày 18/8(âm lịch) “diễn” lại trận đánh trên sông Lục Đầu, hai chữ “Sát Thát” đậm nét trên những cánh tay trần, tất cả đất trời nơi đây rực rỡ cờ hoa với những tà áo chẽn xanh đỏ, tím vàng. Về với lễ hội là chúng ta được sống trong không khí hừng hực của thời “Đông A”
 Côn Sơn, tiết trời tháng tám mát lạnh chẳng khác gì Đà Lạt, cũng hồ nước trong veo, cũng suối chẩy rì rầm và bạt ngàn mã vĩ. Đi trong hương trời ấy ta xẽ thấy lòng mình trong veo không dích chút bụi trần.
Xin được trích tải một vài  hình ảnh về lễ hội ghi tại Côn Sơn ngày 30/9/2012: