Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

Nỗi nhớ

   Việt Nam nằm ở miền nhiệt đới, có rất nhiều sông hồ...Sông Cửu Long chín nhánh sum xuê dừa đước, chở nặng phù xa bồi đắp trù phú cho miền đồng bằng với những miệt vườn chĩu cành hoa trái. Sông Mã oai hùng với những thác nghềnh hiểm trở tạo niềm đam mê khám phá cho các nhà nghiên cứu và du lịch. Sông Danh, sông Bến Hải mang nặng dấu ấn lịch sử bi hùng của một thời phân chia Nam Bắc. Có con sông lại lắng đọng trong lòng mỗi người bởi những vần thơ ngọt ngào, bởi những nhịp hò mái đẩy rất Hương Giang khiến cho ai đã đến thì không thể quên.
  Tôi cũng được nuôi dưỡng và lớn lên bên một dòng sông...  Lục Đầu Giang  sáu nhánh  nhưng phần lớn làng  tôi lại bám theo mép nước sông Thương. Sông Thương chở nặng phù xa nhưng rất lạ lại chia thành hai dòng trong và đục:
                                Sông Thương dù  có chia hai dòng trong và đục
                                Người bến sông này có... Ngạn đục lắng trong
                                Ai ơi ! nếu đã nặng lòng 
                                Cau trầu...dù  xanh mướt...Muốn mặn nồng...Phải có vôi
 Những câu hò của cánh chân sào đò dọc được gió  nam đưa đẩy cứ len lỏi, lẩn khuất đâu đó qua rặng tre bến sông làm bao cô gái làng sao xuyến. Vẫn bến sông chiều phẳng lặng, vẫn tà áo nâu non với má thắm môi đào mà sao dòng sông Thương như được câu hò chău chuốt cứ ánh lên, dậy hương với vị mặn nồng không thể lẫn.
 Sông Thương không chỉ làm lên cảnh đẹp mà sông còn mang  tôm cá nuôi sống con người, mang phù xa mầu mỡ đắp bồi  trù phú một làng quê bến nước.
 Có những tháng sông cũng lao sao sóng , hay giận hờn hung giữ đến điên cuồng. Đó là sau những ngày hè oi ả tiếp đến những cơn mưa sầm sập phía đầu nguồn, nước từ năm con sông ầm ầm đổ về nhấn chìm cả làng trong làn nước phù xa mênh mông đỏ ối . Một làng ven sông trù phú chỉ còn lập lờ mấy ngọn tre và khu đất cao giữa làng đang oằn mình gánh chịu những bồ thóc lúa, chăn màn của cả làng... Kiến, chuột, lợn gà chen chúc cùng đám trẻ con nô đùa không thể làm khuất đi dáng những cụ già nhóp nhép nhai trầu,  ôm tay ngồi bó gối nhìn dòng nước.
 Lũ về mang theo cơ man những bè tre, gỗ bị vỡ mảng từ phía thượng nguồn lao băng băng theo sóng lũ, ngọn sóng thúc vào nhau tại Lục Đầu cứ réo lên ùng ục. Mỗi một con sóng khi bị dòng kia ngăn cản đều tạo thành một dòng xoáy. Con nước hung dữ nhất vẫn là con lũ từ sông Trũ, nó lao qua sông Thương đổ thẳng vào Lục Đầu Giang, hợp nhất năm con xoáy của năm sông thành một con xoáy lớn, đường kính của nó khoảng hai mét, xoáy theo hình trụ đứng: xuất phát từ đáy sông thẳng lên mặt nước với tiếng hút nước chùn chụt nghe rợn người.  Cái nguy hiểm của con xoáy này là không đứng yên một chỗ , nó di chuyển vòng tròn quanh làng ba bốn vòng theo chiều kim đồng hồ với đường kính khoảng một km, tịnh tiến dần về tâm Lục Đầu ở phía cuối làng, tại đây: tất cả những gì trôi theo dòng lũ như thuyền bè,  tre, ngỗ và những cây to nguyên cả rễ cành đều bị lỗ xoáy dựng đứng rồi nuốt chửng, bị vò sé, quăng quật ở hườm đá dưới đáy sông đến tan tành mới ném những mảnh vụn đi thật xa. Khi đã hoàn thành sứ mệnh, lỗ xoáy  biến mất, một lỗ xoáy khác lập tức suất hiện phía thượng nguồn, lại xoay tròn, tịnh tiến dần vào tâm thành một chu trình lặp đi lặp lại.
 Trôi về ký ức tuổi thơ, tôi thấm thía câu : “ Sống trong cát, chết vùi trong cát”, dòng Lục Đầu đã cho dân làng tôi rất nhiều nhưng cũng để lại nỗi hãi hùng không ít. Những vụ sập cạm, hàng trăm lưỡi câu quấn quanh mình, khi vớt lên  con mắt người chết vẫn mở trừng trừng với thân hình co quắp rất thương tâm. Rồi khi lũ về, bọn đàn ông trai kiện bất chấp nguy hiểm lao vào dòng lũ vớt gỗ để thể hiện tính quật cường chinh phục dòng lũ của người sông nước, vừa mong kiếm chút tiền dắt lưng làm vốn sinh nhai.
 Trong dòng lũ, những bè gỗ nặng nề trôi chầm chậm còn những mảng nứa nổi hơn thì trôi băng băng. Muốn vớt được chúng, người vớt phải bơi xuôi theo dòng nước đuổi theo bè gỗ, lựa thế tránh những mảng phía sau đâm tới rồi đu mình lên, lái bè về mỏm đất nổi giữa làng. Công việc tưởng thật rễ ràng nếu tuân thủ hai điều: Chú ý mảng nứa phía sau đâm tới khi đang dùng hai tay dựng đứng người trèo lên bè,  và không được nhầm lẫn khi bè đã xoay đủ hai vòng quanh làng. Nếu lúc đó không lái được, dù “của trời”Có lớn đến đâu cũng phải bỏ mà bơi vào vì  vòng thứ ba, bán kính của vòng xoáy đến gần tâm có lực hút rất mạnh, lúc đó có nhẩy xuống bơi vào cũng chưa có ai thoát khỏi cái chết mất thây.
 Từ xa sưa, đứa trẻ cũng biết đến điều cấn kỵ này, nhưng  mùa lũ vẫn có người bất cẩn bị mảng nứa phía sau đâm xuyên thấu qua lưng, chết đứng trôi theo vòng xoáy, mất xác giữa tiếng gào thét bất lực của người thân và dân làng.
 Có một điều lạ là ngay sát tâm của lỗ xoáy hơn trăm mét là đền thờ thần Trương Hát, sau vụ lụt ngôi đình hầu như còn nguyên vẹn. Nước rút, dân làng kéo nhau ra cào bùn, tô tượng, sửa sang những phần hư hại chuẩn bị cho mùa lễ hội năm sau.
 Khi có chính sách di dân, làng cũ không còn ai ở, ngôi đền không tu sửa cứ bị hoang phế  sau mỗi trận lụt và lâu dần gạch ngói bị lũ cuốn trôi. Đã có thư của các bậc bô lão xa sứ kêu gọi xây dựng lại đền nhưng đầu năm 2012 tôi về thắp hương vẫn chỉ chỉ thấy một gôi miếu nhỏ lộ thiên giữa nền móng cũ. Cảnh vật xung quanh cô quạnh đến hoang vu.
                                     
                                                                      12/1/2012




Nỗi nhớ

   Việt Nam nằm ở miền nhiệt đới, có rất nhiều sông hồ...Sông Cửu Long chín nhánh sum xuê dừa đước, chở nặng phù xa bồi đắp trù phú cho miền đồng bằng với những miệt vườn chĩu cành hoa trái. Sông Mã oai hùng với những thác nghềnh hiểm trở tạo niềm đam mê khám phá cho các nhà nghiên cứu và du lịch. Sông Danh, sông Bến Hải mang nặng dấu ấn lịch sử bi hùng của một thời phân chia Nam Bắc. Có con sông lại lắng đọng trong lòng mỗi người bởi những vần thơ ngọt ngào, bởi những nhịp hò mái đẩy rất Hương Giang khiến cho ai đã đến thì không thể quên.
  Tôi cũng được nuôi dưỡng và lớn lên bên một dòng sông...  Lục Đầu Giang  sáu nhánh  nhưng phần lớn làng  tôi lại bám theo mép nước sông Thương. Sông Thương chở nặng phù xa nhưng rất lạ lại chia thành hai dòng trong và đục:
                                Sông Thương dù  có chia hai dòng trong và đục
                                Người bến sông này có... Ngạn đục lắng trong
                                Ai ơi ! nếu đã nặng lòng 
                                Cau trầu...dù  xanh mướt...Muốn mặn nồng...Phải có vôi
 Những câu hò của cánh chân sào đò dọc được gió  nam đưa đẩy cứ len lỏi, lẩn khuất đâu đó qua rặng tre bến sông làm bao cô gái làng sao xuyến. Vẫn bến sông chiều phẳng lặng, vẫn tà áo nâu non với má thắm môi đào mà sao dòng sông Thương như được câu hò chău chuốt cứ ánh lên, dậy hương với vị mặn nồng không thể lẫn.
 Sông Thương không chỉ làm lên cảnh đẹp mà sông còn mang  tôm cá nuôi sống con người, mang phù xa mầu mỡ đắp bồi  trù phú một làng quê bến nước.
 Có những tháng sông cũng lao sao sóng , hay giận hờn hung giữ đến điên cuồng. Đó là sau những ngày hè oi ả tiếp đến những cơn mưa sầm sập phía đầu nguồn, nước từ năm con sông ầm ầm đổ về nhấn chìm cả làng trong làn nước phù xa mênh mông đỏ ối . Một làng ven sông trù phú chỉ còn lập lờ mấy ngọn tre và khu đất cao giữa làng đang oằn mình gánh chịu những bồ thóc lúa, chăn màn của cả làng... Kiến, chuột, lợn gà chen chúc cùng đám trẻ con nô đùa không thể làm khuất đi dáng những cụ già nhóp nhép nhai trầu,  ôm tay ngồi bó gối nhìn dòng nước.
 Lũ về mang theo cơ man những bè tre, gỗ bị vỡ mảng từ phía thượng nguồn lao băng băng theo sóng lũ, ngọn sóng thúc vào nhau tại Lục Đầu cứ réo lên ùng ục. Mỗi một con sóng khi bị dòng kia ngăn cản đều tạo thành một dòng xoáy. Con nước hung dữ nhất vẫn là con lũ từ sông Trũ, nó lao qua sông Thương đổ thẳng vào Lục Đầu Giang, hợp nhất năm con xoáy của năm sông thành một con xoáy lớn, đường kính của nó khoảng hai mét, xoáy theo hình trụ đứng: xuất phát từ đáy sông thẳng lên mặt nước với tiếng hút nước chùn chụt nghe rợn người.  Cái nguy hiểm của con xoáy này là không đứng yên một chỗ , nó di chuyển vòng tròn quanh làng ba bốn vòng theo chiều kim đồng hồ với đường kính khoảng một km, tịnh tiến dần về tâm Lục Đầu ở phía cuối làng, tại đây: tất cả những gì trôi theo dòng lũ như thuyền bè,  tre, ngỗ và những cây to nguyên cả rễ cành đều bị lỗ xoáy dựng đứng rồi nuốt chửng, bị vò sé, quăng quật ở hườm đá dưới đáy sông đến tan tành mới ném những mảnh vụn đi thật xa. Khi đã hoàn thành sứ mệnh, lỗ xoáy  biến mất, một lỗ xoáy khác lập tức suất hiện phía thượng nguồn, lại xoay tròn, tịnh tiến dần vào tâm thành một chu trình lặp đi lặp lại.
 Trôi về ký ức tuổi thơ, tôi thấm thía câu : “ Sống trong cát, chết vùi trong cát”, dòng Lục Đầu đã cho dân làng tôi rất nhiều nhưng cũng để lại nỗi hãi hùng không ít. Những vụ sập cạm, hàng trăm lưỡi câu quấn quanh mình, khi vớt lên  con mắt người chết vẫn mở trừng trừng với thân hình co quắp rất thương tâm. Rồi khi lũ về, bọn đàn ông trai kiện bất chấp nguy hiểm lao vào dòng lũ vớt gỗ để thể hiện tính quật cường chinh phục dòng lũ của người sông nước, vừa mong kiếm chút tiền dắt lưng làm vốn sinh nhai.
 Trong dòng lũ, những bè gỗ nặng nề trôi chầm chậm còn những mảng nứa nổi hơn thì trôi băng băng. Muốn vớt được chúng, người vớt phải bơi xuôi theo dòng nước đuổi theo bè gỗ, lựa thế tránh những mảng phía sau đâm tới rồi đu mình lên, lái bè về mỏm đất nổi giữa làng. Công việc tưởng thật rễ ràng nếu tuân thủ hai điều: Chú ý mảng nứa phía sau đâm tới khi đang dùng hai tay dựng đứng người trèo lên bè,  và không được nhầm lẫn khi bè đã xoay đủ hai vòng quanh làng. Nếu lúc đó không lái được, dù “của trời”Có lớn đến đâu cũng phải bỏ mà bơi vào vì  vòng thứ ba, bán kính của vòng xoáy đến gần tâm có lực hút rất mạnh, lúc đó có nhẩy xuống bơi vào cũng chưa có ai thoát khỏi cái chết mất thây.
 Từ xa sưa, đứa trẻ cũng biết đến điều cấn kỵ này, nhưng  mùa lũ vẫn có người bất cẩn bị mảng nứa phía sau đâm xuyên thấu qua lưng, chết đứng trôi theo vòng xoáy, mất xác giữa tiếng gào thét bất lực của người thân và dân làng.
 Có một điều lạ là ngay sát tâm của lỗ xoáy hơn trăm mét là đền thờ thần Trương Hát, sau vụ lụt ngôi đình hầu như còn nguyên vẹn. Nước rút, dân làng kéo nhau ra cào bùn, tô tượng, sửa sang những phần hư hại chuẩn bị cho mùa lễ hội năm sau.
 Khi có chính sách di dân, làng cũ không còn ai ở, ngôi đền không tu sửa cứ bị hoang phế  sau mỗi trận lụt và lâu dần gạch ngói bị lũ cuốn trôi. Đã có thư của các bậc bô lão xa sứ kêu gọi xây dựng lại đền nhưng đầu năm 2012 tôi về thắp hương vẫn chỉ chỉ thấy một gôi miếu nhỏ lộ thiên giữa nền móng cũ. Cảnh vật xung quanh cô quạnh đến hoang vu.
                                     
                                                                      12/1/2012




 Xin chào anh Nhã
          Chúc mừng anh gia nhập xóm TRIAN .  Tôi  rất mừng vì nhóm Tri ân Chí Linh thêm một thành viên mới,
   mong anh sớm tìm được tiếng cười, sự sẻ chia mỗi sớm mai thức dậy.
          Xin hãy liên hệ với Tô Quang qua số điện thoại: 0908187513.
          Năn mới , Chúc anh thêm nhiều niềm vui mới !