Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012


Miên man

Nhân đọc được câu “Ranh” ngôn ở báo An Ninh số 49, tháng 3/2012:
  Tham quyền cố vị cũng không có gì phải đáng xấu hổ, xấu hổ là tự nguyện  nhường quyền cho kẻ gốc.
Còn chuyện ngắn danh dự của Y Ban có đoạn viết:
 Truyện xưa kể lại rằng: Năm ấy làng mở hội và đã giao cho nhà Phúc làm cỗ vì nhà Phúc trọng danh dự hơn cả cái chết.
 Trong khi các cụ làm lễ ở sân đình . Phúc ở nhà cùng vợ múc thịt ra bát để bê ra. Vợ múc những miếng thịt miếng lòng, còn Phúc lấy muôi khùa xuống tận đáy chảo tìm quả tim lợn. Quả tim là phần rất quan trọng,. Nếu thiếu tim ,  tai ương, bệnh dịch ập xuống dân làng tức thì, mùa màng thất bát triền miên. Phúc đã lùa muôi khoắng đi khoắng lại rất nhiều lần mà vẫn không thấy quả tim. Hắn ngã ngồi xuống đất thở rốc, Phúc đã  nghĩ thịt một con lợn khác lấy tim thay thế. Nhưng đây là cúng thần linh thì không thể làm  giả rối. Phúc nghĩ đến danh dự của hắn, danh dự của cả làng.
 Nhìn thằng con trai chạy qua chạy lại. Thôi đúng rồi, chỉ có nó...? Chắc nó đã vớt quả tim ăn vụng mất rồi. Con ơi là con ơi, con ăn  mất quả tim là con đã ăn mất danh dự của cha rồi. Mất danh dự  thì coi như chết nhục con ạ . Chết mà còn danh dự là chết vinh con ạ. Cha có thể chết, cả nhà mình có thể chết nhưng không thể mất danh dự.
Nghĩ rồi Phúc bịt mồm , lôi con vào buồng, mổ ngực con lấy tim cho vào nồi cháo luộc.
 Cúng lễ xong, vợ chồng Phúc múc cháo cho làng ăn uống vui vẻ. Khi thức ăn đã cạn, ở dưới đáy nồi còn trơ lại một quả tim. Trời ơi !  Sao lại thế này, Phúc thò cá hai tay vớt quả tim lên, ôm vào lòng, nước mắt ầng ậc, tôi đã giết nhầm con trai mình rồi. Ôm quả tim đã chín Phúc chạy lao về nhà, vào buồng, quỳ xuống, đặt quả tim vào ngực con và đâm mạnh con dao vào trái tm đang tan nát của người cha .
 Tôi đọc xong mà lòng nặng chĩu. Cứ nghĩ miên man xem câu “ranh”ngôn và chuyện ngắn trên có gì gắn kết với nhau không?.  

                                                                  5/ 2012

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012



Việt Nam
        Với những địa danh &
Bản anh hùng ca
    ở thế kỷ thứ nhất

Cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng bắt đầu từ năm 40 và kết thúc năm 43.  Trong đó có hai năm 41&42 là thời gian xây dựng đời sống tự chủ tự do. Nhưng trên thực tế thì ( ba năm ghánh vác sơn hà )*Đại Nam quốc sử diễn ca đất nước chưa một ngày bình yên. Ngay từ năm 41, vua Hán Kiến Vũ đã cho 2 vạn quân đánh vào nước ta với tổng dân số chưa đầy 1 trệu dân lúc bấy giờ. Chúng chia thành hai đường thủy bộ song song tiến theo Bái Tử Long &Hạ Long, theo lối sông Bạch Đằng, hội quân ở Lục Đầu Giang( khu vực làng Phượng Nhãn- Bắc Giang) tiến đánh hai vua bà.
Cũng theo “ Đại Việt sử ký toàn thư”với ba trận đánh lớn do hai nữ vương trực tiếp chỉ huy ở: Tây Vu, lãng Bạc, Kim Khê và  trận cuối cùng do các thủ lĩnh địa phương điều hành ở: Cửu Chân
·                           Tây vu:  Là vùng đất có từ thời Hùng vương mà trung tâm chính là thành Cổ Loa( năm 1982, ở giữa thành Cổ loa đã đào được chiếc trống đồng thuộc nhóm cổ nhất có khắc 2 chữ “Tây Vu” ). Đây cũng chính là cái đích đầu tiên của quân Hán Mã Viện để hướng tới đánh chiếm “kinh đô” Mê Linh và một lần nữa, lịch sử oai hùng thời An Dương Vương với thành Cổ Loa kỳ vĩ đã được Hai Bà Trưng lặp lại  hàng loạt trận đánh phòng ngự ở Tây Vu thành công thắng giặc. không hạ được Tây Vu, Mã Viện phải cho quân lui về Lãng Bạc
·                           *Lãng Bạc: diễn nôm là “ Bến Sóng”, Lãng Bạc nằm ở phía đông Tây Vu, vì thế mà nhiều người đã nhầm với Hồ Tây... “ Đầu công nguyên chưa có Hồ Tây, hồ này vốn chính  là khúc uốn của sông Hồng bị “ bỏ quên” lúc đổi dòng- vào khoảng thế kỷ thứ 9-10”*gs : Lê Văn Lan
Do đó vùng đất trũng ở Tiên Du (Bắc Ninh) bây giờ mới đúng là Lãng Bạc thời Hai Bà Trưng.
*Kim Khê, dịch từ Nôm ra Hán là “Suối Vàng”dòng suối này chảy ra từ ngọn Viên Nam-phía nam của núi Tản Viên (Ba Vì). Nay ở giữa các huyện Lương Sơn(Hòa Bình) và Thạch Thất( Quốc Oai- Hà Nội) ngày nay người ta vẫn đến đãi vàng xa khoáng ở đây.
(( ...Nếu phát âm theo tiếng Bắc Kinh, “ Kim Khê”  trở thành “Chin Xi” cũng thành” Chim Xi”có nghĩa là “Cẩm Khê” cũng chính vì thế, trong nhiều sách vở, nhiều tác giả viết:
“...Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo / Chị em thất thế phải liều với sông ...” Trên thực địa không có thực thể nào mang tên Cấm Khê hay Cẩm Khê mà lại phù hợp với sự “Thất thế” của hai bà Trưng vào mùa hè năm 43 cả* GS: Lê Văn Lan  ))
 Theo Đại Nan Quốc Sử Diễn Ca,  Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và ngay cả bia ký ở làng Hạ Nôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội( nơi thờ Hai Bà Trưng) đều ghi: ...Hai Bà tự trầm mình tại sông Cẩm Khê.
Sự “Trầm mình”chỉ là theo tâm thức của nhân dân, của dân tộc. Muốn Hai Bà phải được chết trong dòng sông quê hương cho mát mẻ. còn sự thật đã diễn ra thật ác nghiệt, hung tướng Mã Viện đã dẫn đại binh đuổi theo Hai Bà  đến tận nơi cố thủ Kim Khê và đã giết hai nữ vương nước Việt tại đấy. thậm chí- theo sách “ hậu Hán thư”- còn chặt đầu những nữ tướng lãnh đạo cuộc kháng chiến mang về bêu đầu tại kinh đô Lạc Dương của triều Hán*GS  Lê Văn Lan
Nhưng dù thế nào thì bản anh hùng ca đầu công nguyên về đấu tranh giữ nước của Hai Bà Trưng vẫn vang vọng , bất tuyệt giữa đát trời

Tháng 5/ 2012

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012


Ngôi đền thờ Trương Hống
Chính là nơi Lý Thường Kiệt đọc bài thơ
Nam quốc sơn hà nam đế cư

Theo tuyến quốc lộ Nội Bài-Vĩnh Phúc, có một điểm rẽ thật dễ nhớ, đó là thị trấn Chờ (Bắc Giang). Cách Chờ khoảng một km theo hướng bắc là ngã ba sông Tam Giang có một ngôi đền thờ thần Trương Hống.
Theo thần phả bia ký còn lưu giữ tại đền , thần Trương Hống là anh thần Trương Hát( thờ ở ngã ba sông phượng Nhỡn) có từ thời Lý. Trải qua thời gian và những biến cố thăng trầm của lịch sử, gôi đền đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo với những nét văn hoa, điêu khắc lai tạp phỏng theo thờiTrần và thời Nguyễn. Ngay cổng đền là một nhà bia sơ xài, cột gỗ xoan nứt nẻ,  mộng kèo chắp vá hằn dấu  sự cố gắng có thể  của người dân để bảo tồn một di tích lịch sử với tấm bia bằng đá GaNits khắc bài thơ của Lý Thường Kiệt.





  Tôi đến đây giữ buổi nước dòng. Phía trước ngôi đền là dòng Tam Giang phả hơi nước mát dịu, không một ngôi nhà, không một cụm dân cư. Chung quang ngôi đền là mầu xanh của cánh đồng lúa ngút ngàn mà sao vẫn thấy vắng vẻ, đìu hưu 

Ngôi đền thờ Trương Hống
Chính là nơi Lý Thường Kiệt đọc bài thơ
Nam quốc sơn hà nam đế cư

Theo tuyến quốc lộ Nội Bài-Vĩnh Phúc, có một điểm rẽ thật dễ nhớ, đó là thị trấn Chờ (Bắc Giang). Cách Chờ khoảng một km theo hướng bắc là ngã ba sông Tam Giang có một ngôi đền thờ thần Trương Hống.
Theo thần phả bia ký còn lưu giữ tại đền , thần Trương Hống là anh thần Trương Hát( thờ ở ngã ba sông phượng Nhỡn) có từ thời Lý. Trải qua thời gian và những biến cố thăng trầm của lịch sử, gôi đền đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo với những nét văn hoa, điêu khắc lai tạp phỏng theo thờiTrần và thời Nguyễn. Ngay cổng đền là một nhà bia sơ xài, cột gỗ xoan nứt nẻ,  mộng kèo chắp vá hằn dấu  sự cố gắng có thể  của người dân để bảo tồn một di tích lịch sử với tấm bia bằng đá GaNits khắc bài thơ của Lý Thường Kiệt.
  Tôi đến đây giữ buổi nước dòng. Phía trước ngôi đền là dòng Tam Giang phả hơi nước mát dịu, không một ngôi nhà, không một cụm dân cư. Chung quang ngôi đền là mầu xanh của cánh đồng lúa ngút ngàn mà sao vẫn thấy vắng vẻ, đìu hưu