Vợ là mặt trời ...dịu...êm
Trước hết cho tôi xin được tạ lỗi trước vợ
tôi, vợ bạn và tất cả các bà, các chị phụ nữ... trên thế gian này. Tôi thành
thật kính trọng vợ mình và yêu mến vợ thiên hạ. Vì vậy, xin tất cả hãy nhận
trước một lời tạ tội của tôi.
... Cứ theo các giáo sư, tiến sỹ mũ cao áo dài,
chữ nghĩa đầy bồ, văn chương đầy sọt thì nhiều dòng văn học và chẳng có một cái xó
xỉnh nào của văn chương mà các vị bỏ qua. Thế nên tôi thật sự ngạc nhiên bởi
không hiểu tại sao các vị lại không để ý, lại bỏ quên một dòng văn học đang hiện hữu trong dòng văn học dân gian với
những áng văn nhiều khi còn rộng rãi , quy mô hơn những dòng văn chính thống.
Cụ Nguyễn Du ngày xưa đã viết « người buồn
cảnh có vui đâu bao giờ » để tả về một nỗi lòng trống vắng nào
đấy, còn bây
giờ ý thơ rõ ràng hơn:
Anh đi nhà cửa lặng yên
Anh về chăn chiếu reo lên ầm ầm .
Chỉ với hai câu thật hay này đã lột tả được
một hình ánh về một người vợ gối chiếc, giường lạnh khi vắng chồng, chồng về, cái chăn, cái chiếu cũng
muốn được chia sẻ niền vui rạo rực của
bà chủ.
Trong dòng văn học nói về vợ không thể không
kể đến sự nể vợ của đấng mày râu nước nhà :
Ngày sưa sợ
vợ là sai
Bây giờ sợ
vợ là oai nhất vùng.
Hay :
Ngày sưa sợ vợ là đần
Bây giờ sợ vợ muôn phần vẻ vang
Còn đây nữa , bài thơ được coi là « Đệ nhất nghe lời
vợ » :
Vợ bảo
ra đường – ra đường
Vợ bảo lên gường –
lên gường
Vợ bảo nằm yên – nằm yên
Và cứ
thế sống triền miên kiếp chồng
Thật
tuyệt ! vợ bảo ra đường, đàn ông chúng ta ai cũng có thể ra đường, vợ bảo
lên giường, chúng ta ai cũng có thể lên giường. Thế nhưng khi nào vợ
bảo« động đậy» chúng ta mới được « động đậy » thì có lẽ chỉ có
nhà thơ « đệ nhất nghe
lời vợ » này mới làm được thôi.
Không hề nói quá trong những áng thơ văn vì
đối với đàn ông, đàn bà bao giờ cũng có một sức hút mãnh liệt bởi những nét xinh đẹp rất dịu dàng cuốn hút :
Tóc
vàng mỏ đỏ mắt xanh
Gần chồng mà chẳng hôi
tanh mùi chồng
Quả vậy. Nàng
chỉ « hòa nhập chứ đâu có hòa đồng » với mùi bia rượu, mùi mồ hôi
chua loét của chồng. Lúc ấy- người nàng
vẫn thơm ngào ngạt, ngây ngát vị hương.
nàng còn là người giữ kỷ cương gia tộc. Một nhà thơ đã từng viết về
vợ mình như thế này:
Là trọng tài... mặc váy
Tay lăm lăm cái còi
Ta chưa kịp phạm luật
Y đã...toét lên rồi.
Đấy, nhất là vào buổi tối,
sau khi quần áo chỉnh tề mà bạn lén đi giầy
vào xem, nàng xẽ...toét lên « anh đi đâu đấy? »
Đi mà vung phí cho
thiên hạ à. Nộp thuế hẵng, nộp hết. Về khoản thuế khóa các bà vợ chúng ta cũng
cực kỳ mềm dẻo nhưng cương quyết
Vợ là
cán bộ thuế
Thường đi thu về đêm
Chưa thu quan điểm cứng
Thu xong lập trường mềm .
Vâng, khi thuế khóa chưa đủ cần phải có quan
điểm cực kỳ cứng rắn để thu, đủ rồi tất
phải mềm đi mà chẳng sợ sai lập trường – đó là một điều dễ hiểu lên chúng ta
muốn vụng trộm dành để tiêu ngoài thì chớ dại bất tuân việc này bởi ngoài cái việc đòi quyền làm
chủ... , nàng cũng là người cảm thông và biết chia sẻ, tha thứ. Vợ là tất cả,
vợ là muôn năm.
Vợ ơi ! Vợ ở trên đầu
Cho lên hiểu hết nỗi sầu lòng ta
Bạn thân mến.
Thế là đã có bức chân dung khá đầy đủ về những bà vợ, đó là những người về nhan
sắc thì cực kỳ xinh đẹp, về trí tuệ thì ngời ngời như vầng thái dương, về quyền
uy - oai phong như một vị tướng. Cách
ứng sử như một chính khách ngoại giao. Chăm sóc chồng như một bảo mẫu với mùi
thơm như hoa huệ hoa hồng, về vị thì ngọt như nước cốt dừa khi cánh mày râu
đang háo rượu.
Nhân ngày phụ nữ Việt Nam. Xin
được nâng cốc vì các bà vợ của chúng ta :
Vợ ơi !
vợ ơi
Vợ là tất cả
Là mặt
trời..dịu... êm
13.h 17 / 10 /
2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét