Có một
bộ tộc ở Phong Nha
( Quảng Bình ).
( Quảng Bình ).
Nếu bạn đọc ở đâu đó về một bộ tộc được phát
hiện giữa thời văn minh vẫn sống trong rừng sâu, lấy vỏ cây làm áo, không phải
sống trong hang đá mà làm lều dưới những tán cây rừng, mái lợp bằng lá chuối,
khi lá chuối trên mái lều héo vàng thì bỏ đi nơi khác để tiếp tục săn bắn và
hái lượm kiếm sống. Đó chính là tộc người “Lá Vàng” hay là dân tộc A Rem ở
Phong Nha (Quảng Bình) ngày nay.
Bộ tộc A rem sống hoang dã trong rừng sâu Phong Nha – Kẻ Bàng. Năm 1956,
người ta phát hiện và đưa họ ra khỏi rừng sâu để hòa nhập với cộng đồng. Lúc đó
tổng cộng bộ tộc này chỉ có 18 người. Chiến
tranh lưu lạc, người A rem bỏ vào rừng lúc nào chẳng ai hay. Năm 1992,
người ta lại tìm thấy họ trong rừng sâu, bấy giờ đã là 98 người tất cả, họ lại
được đưa ra khỏi rừng về định cư ổn định trong khu vực xã Tân Trạch, huyện Bố
Trạch, Quảng Bình.
Đây là một xã bé và nhỏ nhất Việt Nam, xã chỉ
có 43 hộ dân, bây giờ có 6 hộ nữa từ bản Doòng cách xã 30 km nhập thêm vào là
49 hộ, 235 nhân khẩu. Năm 2005 TPHCM đã xây dựng tặng 42 ngôi nhà kiên cố. Nếu
cứ nhìn vào cơ sở vật chất như trường học, UBND và 42 ngôi nhà hẳn ai cũng phải
ngạc nhiên bởi tận nơi thâm sơn cùng cốc này người dân lại ấm no đến vậy. Nhưng
thực chất hành trình hòa nhập cộng đồng của đồng bào dân tộc ít người này cũng
vô cùng gian nan vất vả. Lúc đưa dân về đây định cư họ đã không tính đến chuyện
nước, ai ngờ xã nằm giữa lõi một khu rừng già nguyên sinh bạt ngàn cây trái,
ngay cả những ngày có cơn mưa rừng nặng hạt, mưa xong là lớp đất ba zan mầu mỡ
chỉ đọng lại chút nước đỏ sẫm với một lớp váng gỉ sắt tanh nồng. Ở đây cũng đã
được đầu tư đường nước mấy chục tỷ đồng nhưng...hỏng lâu rồi. Do đường nước dài
mấy chục cây số đi trong rừng địa hình hiểm trở nên đường nước mới đưa vào sử
dụng đã hỏng, sửa đi sửa lại hỏng vẫn hoàn hỏng, lâu dần dân bản cũng quên rằng
xã mình cũng từng có đường nước sạch. Ngoài việc Tân Trạch “tọa lạc”vào chỗ
không nước, ở đây còn là cả một kho bom chưa nổ vì trước đây đường 20 bị đánh
phá rất ác liệt, địa điểm xã lại là trọng điểm nên chỗ nào cũng có bom, cứ nghe
tiếng “uỳnh”trong rừng, đi kiểm tra không thú chết thì cũng là trâu bò của dân
vướng bom.
Nghèo, lạc hậu nên chuyện học hành của con em
Tân Trạch chưa được chú trọng. Quy định của trường rất đặc biệt: 2h chiều vào
học, 1h trường gióng lên một hồi trống, sau hồi trống đó các giáo viên đến từng
nhà để “bắt” học sinh, bắt được em nào đưa về lớp học, sách vở các em học xong
các thày cô lại cất đi, nếu để học sinh mang về hôm sau “ chẳng còn gì để học”.
Cuộc sống nơi đây còn đơn giản nên thiếu thốn
đủ thứ, người A Rem còn muôn vàn khó khăn, bộ đội biên phòng, kiểm lâm và cả
những người kinh lên đây buôn bán đã mang đến nhiều sự đổi thay cho đồng bào.
Thế nhưng khi cuộc sống còn đói nghèo thì mọi sự cố gắng vẫn chưa được như sự
mong đợi. Đường 20 đi qua xã vẫn là đường rừng chưa được xây dựng, sự giao lưu
với xã hội bên ngoài hạn chế thì cuộc sống nơi đây chậm phát triển là điều
đương nhiên. Tuy nhiên, đường 20 đi qua vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, một
tài sản quý hiếm của quốc gia, một di sản của thế giới nên việc làm đường đi
qua lõi của khu vườn chắc phải tính toán rất kỹ. Có lẽ đó là lý do mà bao năm
nay đường 20 vẫn hoang vu và người dân A Ren rất khó hòa nhập với thế giới bên
ngoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét