Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012


    Chân dung ( tiếp theo và hết )

  Mười năm cuộc sống vợ chồng hương đậm lửa nồng, hạnh phúc dù chưa viên mãn nhưng Vân không hề hối tiếc... Giá như có một đứa con!
  Sau nhiều lần khám đi khám lại, biết trục trặc ấy ở phía Hân, cô bác sỹ nửa đùa nửa thật: Nghe nói ngay đến cả vùng cao vẫn có những phiên chợ tình dành cho lứa đôi tìm lại nhau... chị lại đằm thắm thế kia... cá vào ao ai nhà ấy được.
  Câu nói bâng quơ của cô bác sỹ không phải không khơi dậy sự liều lĩnh với nỗi khát khao được làm mẹ trong Vân. Cái ước ao dù chỉ một lần được đau cái đau của một lần sinh nở, được hít hà cái mùi khai nồng tã lót cứ ngày một dâng đầy trong Vân với nỗi niềm riêng không thể diễn đạt bằng lời.
  Thương và hiểu vợ. Nhiều đêm Hân đưa tay lau dòng nước mắt cho Vân trong im lặng, cố đẩy gược nỗi buồn vào tận đáy lòng. Không một tiếng thở dài, không một lời ca thán. Vân biết anh để quyền quyết định làm mẹ ấy tùy ở trong Vân.
 Như bao người ra quân đợt ấy, Hân không có chế độ gì, năm năm quân ngũ chỉ là cái chớp mắt của một đời người nhưng nó đã để lại trong anh nhiều di chứng, những trận sốt nhớ rừng dai dẳng, những cơn thở khò khè do phổi yếu và có thể cả nỗi buồn không thể chia xẻ đã làm Hân kiệt sức, mất ngủ triền miên. Thương chồng yếu, Vân quyết định gom tiền mua nhà ngoài phố, cùng Hân mở lại hiệu thuốc bắc gia truyền.
 Cuộc sống mới, Vân có đồng ra đồng vào, Hân cũng có điều kiện dù chỉ là thơm thảo để gúp đỡ bạn bè. Tất cả tốt đẹp, tất cả tưởng đều êm ả thuận dòng nếu như Vân không nhờ vả kiếm cái giấy đi giám định thương tật với ý đồ chạy chọt cho cho chồng được hưởng chế độ nạn nhân nhiễm chất độc mầu da cam.
 Nhổ đánh toách một cái vào mảnh giấy báo đi giám định mất gần triệu đồng mới có, Vân tròn mắt nhìn chồng, nỗi ấm ức được ngọn gió giận hờn bùng phát. Đã có những trì triết lời qua tiếng lại, chạn bát đã xô tránh sao khỏi sự đổ vỡ, “Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” mỗi ngày thêm  một gọt làm nước tràn ly, Hân viết đơn ra tòa xin ly dị vợ với lý do: “Không chịu nổi cô ta” và khẳng định: Nếu được ly hôn, không cần tòa can thiệp về tài sản, tất cả...thuộc về Vân.
  Sau hai ba lần hòa giải không thành, tòa cho ly hôn. Hạnh phúc vợ chồng được xây đắp bằng những kỷ niệm đẹp như trong tiểu thuyết tan vỡ với một kết cục buồn. Thế mới biết, tình yêu có thể dung nạp, hỗ trợ cho nhau trong cuộc sống vợ chồng để vượt qua những khó khăn cơm áo đời thường nhưng nó không thể tồn tại trong hai cách sống hay nói đúng hơn là hai quan niệm sống với cái nhìn khác dấu.
  Có thể muốn trốn tránh cảnh vật dễ gợi nhớ những kỷ niện buồn. Vân bán nhà, nhờ chị Bí thư thôn bí mật giữ giùm một sổ tiết kiệm dành cho Hân, vào thành phố HCM cùng với đứa cháu con cậu ruột mở “Vân Bắc Đường”  làm ghề thuốc bắc. Sau này nghe nói phát đạt lắm.
  Vác ba lô về căn nhà một gian mới làm trong góc vườn của một bà gái hóa. Tỉnh bơ nhũng điều dị nghị, những câu bông đùa khi bà gái hóa kia cứ “xồn xồn”: Vườn rộng, tặng anh ấy thước đất, đi qua đi lại... cho có hơi hướng đàn ông...
  Một thân một mình. Đáng kiếp- đối với Hân thế là quá đủ.
 Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi mười năm... hai mươi năm đã biến anh Hân ngày sưa thành bác Hân rồi ông Hân với cái bóng siêu vẹo ngả nghiêng trên đường làng như bạn đọc đã biết ở đầu câu truyện.  Lúc lên cơn lảm nhảm, mọi người đều tránh xa y như tránh xa nốt nghẻ đang muốn gãi. Tránh xa y, không hẳn mọi người đều gét hắn, họ chỉ tránh xa nỗi đau của một con người được sống mà không ra sống, hay đơn giản hơn là   tránh xa cái điều mà y đang hận đang chửi. Chửi chung cả mọi người, mình nghe chút xíu mà gây lộn với y hóa ra hắn đang chửi riêng mình sao, ấy vậy lên cứ nghe và im lặng. Chẳng ai dây với hắn.
 Người lạ mới gặp  thường chỉ ậm ừ trong cách sưng hô với Hân cho phải phép trong giao tiếp. Trọng Hân một phần, sợ hắn cũng không ít. Không ám chỉ ai, những câu nói không đầu không đuôi của y đã làm nhiều kẻ xung quanh giật thót mình như bị kim châm vào gan bàn chân, da mặt dày mấy cũng nổi da gà giống như khi bị cật nứa miết vào răng dù chỉ là nhè nhẹ. Con người y từ lời nói đến hình hài cái gì cũng trái khoáy, với cái thân teo tóp, vẹo vọ thường đi đôi với bộ áo quần sộc xệch cũng là điều dễ hiểu, dễ chấp nhận, ở Hân lại không, cái áo thu đông bộ đội phẳng phiu, thơm mùi nắng như cãi nhau với cái quần cộc nhiều túi, nhiều dây bạ đâu y cũng miết đũng xuống ngồi. Con người vô sản như y : Là đông nhất, được ít nhất, thiệt nhiều nhất mà Đảng đã chọn làm nòng cốt thì không cần câu lệ chỗ ngồi. Trong thơ ca, y đã nhiều lần tung tảy cái thú vui được chia sẻ, được tặng thơ với nét chữ rất đẹp viết trên những tờ giấy thủng bụng xé ra từ vở tập
             Cũng đành nợ một ân tình
             Xoạc chân nỡ bước giật mình vì thơ
             ... Đêm trường nửa tỉnh nửa say
                Bên thời tóc rối bên vay hận sầu...
 Tả tình đồng chí chốn quan trường:
             Hai người công tác với nhau
             Người tốt vào cũi người gian quan trường
Tả về cuộc sống:
             Cuộc sống ơi
             Đẫm màu nỗi nhớ
             Ngược xuôi như dòng sông
             Chở mặt trời sớm
                             đỏ lòm mầu nắng
             Chở vầng trăng chiều
                              lạnh giá
              Chở yêu thương
                             đứt đoạn hững hờ...
  Đọc những vần thơ điên điên khùng khùng, có người bảo y bị nghiệp chướng đến nơi rồi. Và đúng vậy, y đã bị đồng chí Bí thư xã gọi ra Ủy ban. Dằn mạnh tờ giấy xuống bàn: Thơ thẩn gì đây? “... Đảng ta nay đã già rồi / Chia thành hai phái dân thời khổ đau”. Lại còn ký cả tên Nguyễn Tường Hận nữa chứ .
 Dù không được mời ngồi, y vẫn thản nhiên ngồi xuống cái ghế băng vốn dành riêng cho người bị gọi đến để cảnh cáo, đối với y, cái ghế của người vô sản không nên tự chọn. Hai hốc mắt như sâu thêm bởi các vết nhăn rúm như chân chim dãn ra, lấp lánh: Chẳng thấy sai cái gì sốt, chú đừng vén quần mà lội vào thơ như thế, cái “Già” ở đây không phải là già yếu, phải hiểu là già dặn, là từng trải, câu sau tôi có nói chia thành hai Đảng đâu mà chú lo, chỉ là chia thành hai phái tốt sấu, hai phái cơ hội và lập trường kiên định  theo ý đồng chí tổng Bí thư Đảng:“Một bộ phận trong Đảng bị biến chất thoái hóa” thôi mà. Dấu“ nặng” trong chữ Hận là bút danh người đời chấm giúp vào chứ tôi chối cũng chả được.
  Ngừng một lát như để kiểm nghiệm người đối diện có biết thưởng thức cái vị ngọt sau cái đắng chát của chè mà y vừa “ pha” hay không?Giọng trầm xuống- Là người chịu trách nhiệm cao nhất xã, hơn ai hết, chú hiểu  những người chỉ hô khẩu hiệu to, không dám kề vai gánh vác công việc vì sợ trầy vai bẩn áo lại là những người có lý lịch sáng quắc như gương, loại người này không giúp ích gì cho dân cho Đảng. Ví như hai người cùng đi một hướng trên một con đường, người mang nặng hành trang phải bước gấp hơn cho khỏi tụt hậu nên dễ vấp ngã, mà đã ngã, đầu tóc, quần áo dễ vấy bẩn so với kẻ hành lý tồng tềnh luôn tìm được chỗ đặt chân an toàn, êm ái. Hai loại người này, nếu đồng hành, chú chọn ai?.
 Họ đã nói với nhau những gì sau đó. Không ai biết được vì y không kể lại. Chỉ biết rằng sau đận ấy, y không còn chửi đời và ít hận mình hơn. Trong hình hài tả tơi ấy, đã có tính cách “Anh Hân” của ngày xưa.
... Ngôi nhà hoang lạnh mấy chục năm được quét lại vôi ve như bừng
sáng lên trong ánh điện và tiếng nói cười của các chi hội trong làng mấy ngày nay đến thăm Hân, một nhà bạt mới dựng ngoài sân làm nơi tiếp khách, bà gái hóa “ cho mượn đất” luôn có mặt. Cũng rót nước, mời ngồi, trả lời thay Hân hàng trăm câu hỏi thăm của mọi người. Dạn hơn “Bà gái hóa” một tý, rụt rè hơn bà chủ nhà một tý, rất vừa. Tiếng nói, tiếng cười hồ hởi không giống cái không khí trầm lắng khi đi thăm người ốm thường thấy. Mọi người vui là phải, ngoài cái tình làng xóm lúc tắt lửa tối đèn, họ đã tìm được “Anh Hân” của họ ngày xưa, anh Hân hay lam hay làm, luôn hết mình vì mọi người.
 Không biết ai báo tin, Vân biết và Vân đã về. Khi chếc xe con từ từ dừng bánh, cánh cửa bật mở, Vân cúi đầu chào mọi người bước vào nhà, khụy người, đổ ập mái tóc chớm bạc nhưng còn rất dày và óng ả vào ngực Hân nức nở: Em đã bay về với anh đây, Hân ơi!
 Cái tiếng gọi trong hang đá ngày nào lặp lại, nhưng nó không âm vang ràn rạt mà trầm xuống bởi cộng hưởng nhiều tiếng xụt xịt, nức nở ở xung quanh khiến tiếng gọi cứ đặc quánh lại, ứ đầy tiếc thương cho một số phận, tiếc thương cho một đời người.
           
                                                                                 Trọng đông 2012

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012


 Chân dung ...
(Phần 3)
   Đỡ bát nước chè xanh sóng sánh mầu hổ phách từ tay bà hàng nước, Hân nới thêm cúc áo cổ, nắng khiếp thật. Đã một tuần nay đưa đội 202 huyện Tiền Hải đi đào chốt trên các ngọn núi phía Bắc của
Hải Dương lập phòng tuyến kế hoạch chống tầu, hôm nay mới xuống núi họp giao ban kết hợp với việc mua thực phẩm.
Tựa vào chiếc cột quán, Hân lơ đãng nhìn dòng sông trong xanh trước mặt, điểm nhìn dừng lâu hơn ở cái bến lát đá lô sô có hàng cây rừng phủ bóng mát rượi kia. Cảnh thật đẹp cứ khêu gợi lòng trải rộng để nhớ, để nghĩ mà không nhở ra nổi khiến Hân buông tiếng thở dài.
 Rót thêm nước vào bát cho khách, bà cụ ý tứ - cái bến thật mát phải  không chú?.
          - Bến này là bến gì hở cụ?.
- Bến Phù Vân chú ạ.
 Phù Vân... Bến Phù Vân. Dòng trí nhớ giống như một dây câu kéo từ dưới nước lên những kỷ niệm đã bị thời gian bám rong rêu phủ kín...Trong hang đá ngày mưa thủa ấy...
  ... Vân nép sát vào người Hân- sau này anh có tìm em không?.
- Nhất định em ạ.
- Sau này nếu có lạc nhau, thì anh cứ về Phù Vân tìm em anh nhé.
Anh xẽ đi tìm, nhất định anh xẽ đi tìm - Từ thị xã Hải Dương, đi  đến Sao Đỏ, gược lên phía Bắc, hỏi thăm bến Phù Vân - Phù Vân, tên hay nhỉ, cứ như tên con gái ấy. Tán dóc, nhớ đã này, anh đến Phù Vân, hỏi tên em hay tên bà cụ Bảo làm nghề bốc thuốc bắc. Mà thôi, để em đọc cho anh câu “ thần chú” này, anh xẽ không thể nào quyên được – Thần chú à, em có phải là phù thủy đâu? Nhưng được rồi, em đọc thần chú đi.- Nhưng anh phải nhắm mắt lại cơ, thế, em đọc này:
Nhà Vân bên bến Phù Vân
Thương nhau xa mấy lên gần, hỡi ai?.
    Hay quá- Em bịa ra để bạn bè nhớ khi đi tìm. Nào , anh đọc lại đi. đọc cho thuộc vào.
  ... Anh đã đọc thuộc câu thơ ấy. Nhưng ở đời, cái gì thuộc nhanh cũng dễ quên nhanh và anh đã quên. Không thể đổ lỗi tất cả cho chiến tranh với hàng ngàn sự việc phải nhớ, phải quên, cái chính anh biết và cũng là điều quan trọng nhất: Tình yêu trong anh chưa đủ mạnh,  chưa đủ sâu sắc để găm chặt câu thơ ấy trong lòng.
  Sau đại thắng mùa xuân năm 75 là đợt ra quân ồ ạt, sức khỏe yếu, Hân cũng nằm trong diện đó. Vì thiếu hơn một tháng chưa đủ 5 năm tuổi quân, Hân không được phục viên mà ra quân ở diện xuất ngũ với tiêu chuẩn 73 đồng cộng thêm 30 kg tem phiếu, vừa đủ nộp kho lương thực lấy một tháng gạo ăn.
 Bố mẹ đã mất. Căn nhà ba gian ở quê như rộng thêm ra khi đứa em gái lấy chồng xa xóm, cuộc sống mới có nhiều điều chưa thể quen, những va chạm nhỏ nhặt trong miếng cơm manh áo, những mâu thuẫn để lôi kéo bè cánh làng trên xóm dưới đã làm uể oải từng nhát xẻng mà Huân đang tận lực súc vào cuộc sống ngồn ngộn. Nhận trách nhiệm xã đội phó, dẫn đội 202 đi đào chốt và được gặp lại Vân.
   ...Rồi họ xẽ lấy nhau chứ gì? Chắc chắn là thế. Chỉ có điều khác là Hân về Tiền Hải giao ba gian nhà cho đứa en gái, cắt hộ khẩu để lập nghiệp cùng Vân ở Chí Linh.

                                         Làng Mo 9/2012
                  ( tiếp phần 4 ) 
   
   


Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012


 Chân dung ...(phần 2)

 Lần thứ hai Hân tỉnh lại lúc trời đã xế chiều, căn hầm chìm trong lòng đất nhạt nhòa ánh sáng của ngọn đèn 12v thắp bằng ắc-quy. Toàn thân đã bớt đau hơn nhưng trong đầu vẫn có tiếng ù ù như cối xay lúa. Định cất tiếng gọi: có ai không? Nhưng lại thôi, biết mình đã hoàn toàn thoát chết, cái đốm lửa lay lắt đã dính lại trong anh, sau nhiều ngày đêm sốt dữ, sau nhiều cơn thở khò khè, búng ra từng bụm máu ở mũi lẫn miệng, vẫn không tắt hẳn, cái chất sống trong người đang nóng dần lên giúp trí nhớ  phục hồi lại  giống như một cuốn phim quay chậm.
...Hân chồm dậy, uốn người theo đà bay của quả thủ pháo, nhìn vệt khói vòng cung biết nó xẽ rơi trúng đích, không đợi thủ pháo phát nổ Hân bật người vọt theo, nép vào một ụ đất, sỉa một loạt AK vào mấy cái lưng áo đẫm mồ hôi đang bò lê bò càng hòng chạy trốn. Nòng những khẩu AK đồng đội Hân tóe sáng tạo những tia khói vạch đường sóc vào tốp mũ sắt dưa hấu còn chưa chịu rã, giống như con dao tia sét sẹt bên này, phạt bên khia. Đã nghe tiếng rít của xe tăng quân ta tràn tới, bọn địch cuống cuồng rút xuống các chiến hào cố thủ. Một khẩu đại liên bên hầm  ngầm tay trái đang quét những luồng đạn đỏ lừ sát mặt đất hòng cản bước phát triển của bộ binh phía sau. Trong khói súng mù mịt, ánh chớp đạn loe lóe như trêu ngươi, như thách thức,  Hân ép sát người vào cửa hầm tung liền hai quả thủ pháo, cho mày ngoan cố này, ánh chớp tắt ngỏm. Hân lao vào một chiến hào, trượt chân ngã ngồi lên bụng một sác chết cởi trần nhưng vẫn kịp lia một loạt đạn vào tốp lính vằn vện vừa lao tới ở gách hào đối diện, nghe tiếng cốc của khối cơ bẩm ngõ xuông, chưa kịp thay băng đạn mới và vẫn ở tư thế nằm ngửa đã phải quay báng súng gạt một cái mũ sắt đang quật xuống, trượt đầu vào gực Hân đau điếng, sẵn đà, tên ngụy đổ ập xuống người đối phương trong tư thế vươn tay định bóp cổ , hắn đã chậm một vài tích tắc, hứng trọn mũi dao găm thốc gược lên, tên “Trâu điên”hộc lên sau tiếng sựt rất gọn. Hất cái xác qua một bên, Hân loạng choạng đứng lên và chỉ kịp nhận thấy một khối sáng bùng lên ngay sát mép hào, một quả đấm thốc từ bụng lên gực, trời đất tối sầm, Hân khụy xuống.    
  Không bị mảnh, nhưng bị sức ép quá nặng, mấy người nói Hân thoát chết là một sự quái lạ. Sau cấp cứu, anh được đưa từ trạm phẫu tiền phương về bệnh viện điều trị. Đồng đội từ đơn vị đến thăm thường tìm cách nán lại bên anh, kể đủ cả truyện trên trời dưới đất, báo tin trong chiến dịch vừa qua anh được tặng danh hiệu dũng sỹ, đơn vị đang đề nghị cấp trên tặng  bằng khen chiến sỹ thi đua toàn quân. Báo quân đội vừa đăng bài về gương chiến đấu của anh kèm theo cả ảnh. Cả bệnh viện ai cũng biết và khâm phục anh, nhất là mấy cô y tá, với cái tính vơ vào của một thằng đàn ông thì hình như họ đều muốn yêu anh. Nói cho công bằng, ngoài thân hình dẻo dai được luyện tập của người lính đặc công, Hân khá điển trai, nhất là sau hơn một tháng được ăn ngon ngủ kỹ đã lột sác thành một cậu Hân em trẻ hơn đến năm sáu tuổi.
 Hàng ngày chăn sóc Hân là một cô gái tên Vân có hai dải đuôi sam chảy dài quá eo lưng cứ lúc lắc sau mỗi bước đi, thêm làn da "cãi lại"  với sự gian khổ ác liệt của chiến trường. Cô không xô bồ, tán táo tợn như mấy “chị nuôi” và một số cô y tá, hộ lý. Theo bác sỹ đi khám bệnh, Vân bưng khay thuốc đứng phía sau, im lặng gương đôi mắt biết nói chớp chớp nhìn anh. Vân hay ở lại bên anh nói chuyện rủ rỉ những câu truyện chẳng ăn nhập gì với cuộc sống trong bệnh viện kèm cái lắc đầu, bướng và hơi nũng. Tất cả dừng lại ở sự quý mến, chăm sóc của một cô y tá đối với một thương binh, thế thôi!.
  Sức khỏe Hân hồi phục khá nhanh, anh xuống giúp chị nuôi nhặt rau ,nấu cơn và thỉnh thoảng vẫn cùng Vân tranh thủ đi hái rau rừng.
  Sinh và lớn lên ở vùng núi phía Bắc tỉnh Hải Dương, đôi chân Vân như có mắt đưa Hân đến những bãi rau tầu bay xanh mướt, chỉ cho anh cách nhận biết để đào một đọt măng chưa nhô lên khỏi mặt đất bởi đám lá rụng phủ dầy. Nhiều hôm trúng mánh còn đào được cả củ từ nữa .
 Hôm nay cũng vậy, chàng trai đồng bằng đang bò xoài, gập người xuống hố quyết tâm moi bằng dược đoạn củ từ lẩn sâu trong đá thì thấy tay Vân đập dập vào lưng, chỉ tay lên khoảng trống của tán lá rừng có đám mây đen vần vũ. Vội vàng thu nhặt đồ đạc, Vân dắt tay Hân chạy  vào một cái hang đá gần đấy.
 Mưa rừng thật ghê gớm, nhìn dòng mưa ào ạt hắt ngoài miệng hang thấy ớn lạnh đến rùng mình. Hú vía, vừa nói vừa xoay cái que nướng củ từ, mặt Vân hồng lên trong ánh lửa. Chọn một củ từ đã chín đưa cho Hân, ăn đi anh, nướng thế này thơm ngon lắm, nói thật nhớ, nhiều hôm bón cháo cho anh, thấy ánh mắt anh nhìn mà em thương đến nôn nao... Ngoài kia mưa vẫn sàn sạt đáp vào vách đá, mưa kiểu này có khi phải đến chiều mới tạnh. Em hát đi Vân, mai anh xuất viện xa em rồi. Em hát chán lắm, để em đọc thơ cho anh nghe. Đôi mắt mơ màng, tay hơ hơ trên ngọn lửa, giọng Vân trầm xuống:
 Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
 Chết thôi, em đọc thơ trong sách giáo khoa hay là tiếng thổn thức của  lòng em, Vân thăm thẳm: Người đi? ừ nhỉ người đi thực...em thà coi như hơi rượu say... Vân chếch choáng say, giọng hổn hển: Anh có khinh em không? Hân vội lắc đầu, cầm bàn tay lạnh cóng vuốt ve áp sát vào môi. Vân bỗng quàng mạnh cánh tay, phả hơi nóng hầm hập lên mặt anh: Anh đi em nhớ anh chết mất.
 Lần đầu tiên trong đời, Hân biết thế nào là hơi thở con gái, lần đầu, giữa nơi núi rừng này, anh được nhìn thân thể trắng trần của Vân dâng hiến. Cô trở thành đàn bà một cách tự nguyện, thiêng liêng như mọi cõi thiêng liêng trên thế gian này. Tiếng Vân rên rỉ, đủ âm vang dội ràn rạt suốt vách hang “Anh Hân ơi”.
     
                                   Làng Mo 5/ 7/2012  
                               ( Còn tiếp phần 3)