Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Nỗi dauDoxin

Những người lính tóc bạc hoa niên
Đã chiến đấu suốt một thời trai trẻ
Chiến tranh qua đi tưởng nỗi đau vơi nhẹ
Mà sao nhức nhối tim mình

Tan giặc dã vợ đón chồng về
Háo hức lùa tay vào nỗi nhớ
Mê say chờ những cơn mưa mùa hạ
Mà sao đứt đoạn hững hờ

Gương mặt trẻ trong sáng gây thơ
Cứ xỉn vàng với nụ cười méo mó
Câu hát ầu ơ nặng nỗi đau dòng họ
Dị dạng sơ sinh những đứa trẻ tật nguyền

" Diễn biến hòa bình "đế quốc Mỹ tuyên truyền
Với những nhân quyền  nặng lòng nhân ái
Chất độc da cam lầu năm góc kia để lại
Thế giới
nhân quyền
Mặn chát nỗi đau?
10-2011

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Khau Vai

Khau Vai ơi! Một lần đến thì không thể quyên
Là chợ tình qua một năm chờ đợi
Là bát rượu đong đầy mắt ai vời vợi
Sóng sánh hương nồng say

Điệu khèn lên ai mải mê xoay
Triền núi đá,  bên cạnh đá và bước chân chen đá
Cái tỉnh xòe ô cho cái say vật vã
Cái say vắt ngang lưng ngựa về, cái tỉnh bám theo sau

Rồi lại chờ cho mùa đông qua mau
Xúng sính người Mông xuống chợ
Vẫn má ửng hồng, vẫn nụ cười bỡ ngỡ
Gói kín tâm tình gió quẩy mùa theo
                            
                                                                Tháng 8 - 2011

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

            Đêm hội nghe tiếng hát “nõ nường”


Lễ hội rằm tháng giêng ở Mê Linh vẫn được duy trì hàng năm, vẫn có cuộc thi hái cau, têm trầu, vẫn còn một đêm cho các đôi tình nhân diễn nghi thức “nõ nường”. Đêm lễ hội mọi người ai cũng như trẻ ra hơn, sung sướng hơn, gần gụi nhau hơn. Đến cỏ cây, chim muông dường như cũng khao khát yêu đương  hơn…Khi bà trùm phất cờ hiệu , đám con trai chạy đến bên “nường” vây tròn đẩy nó ưỡn lên, đám con gái chạy đến bên “nõ”vuốt ve như dỗ dành, như khích động rồi cùng hát thật to, thật vang:
                                      Nõ ơi nõ à
                                      Nghe lời chị dặn
                                      Hãy to tày trời
                                      Hãy dài tày đất
                                      Hãy đâm thật sâu
                                      Hãy chơi thật thích
                                     
                                      Nường ơi nường à
                                      Hãy mở rộng ra
                                      Hãy ôm thật khít
                                      Hãy dâng lũ to
                                      Rồi cùng nhau phít
                                      Phít phít phít phít *
                                                          ( Lời bài hát mở đầu đêm hội )
                   Sống lại cảnh hồng hoang nhộn nhịp
                   Với những hiến dâng từng đôi chọn nhau
                   Mê Linh đêm rằm tháng giêng
                   Làn da gái trai dậy mùi hương cốm
                   Hơi thở nồng làn hương chuối hương cau

                                                                                    Mê Linh tháng giêng 2010

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

NHỜ ANH BIÊN SỬA GIÚP

Chẳng hiểu sao khi tôi tham gia vào phần: Những bài thuốc hay...Khi cho đăng tải thì bài viết không vào trang ấy. Mà lại thấy hiện lên: nguyentoquang( 2 ) ? Nhờ anh xóa giùm :nguyentoquang( 2) . Bây giờ lên mạng thấy thiếu 1 bài. Gọi cho anh thì không được lên đành phải viết thế này để nhờ anh giúp đỡ,xin cám ơn !

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

<Chu Văn An với di tích núi Phượng Hoàng>nhà xb Văn Học 2011


Chu Văn An nguyên có tên là Chu An, tự là Linh Triệt. Sinh tại quê mẹ ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn niên hiệu Trùng Hưng thứ 2(1292 ) tại thôn văn xã Quang Liệt, huyện thanh Trì ( nay thuộc thành phố Hà Nội ) . Cha là Chu Công Thiện, mẹ là Lê Thị Chiêm, bà Chiêm chính người làng Văn, bà chỉ thọ có 59 tuổi.
          Chu An sớm có nghị lực, chuyên cần học tập và học rất giỏi, rất hiếu thảo với cha mẹ và rất lễ độ với mọi người xung quanh, nghiêm khắc sửa mình, cương trực thẳng thắn. Chu An thường nói: “Làm người thì chữ HIẾU là gốc của tất cả đức hạnh, hiếu thảo với cha mẹ, tôn kính với anh em là thuận với đạo đức, HIẾU là cái đức cao nhất mà vua, tôi, kẻ sỹ, thứ dân đều phải đề cao và thi hành”
          Khi trưởng thành đạt đến mức thông khinh bác sử, tài năng đức độ hơn hẳn các nho sỹ đương thời. Chu An có đi thi và đỗ tiến sỹ nhưng không ra làm quan mà ở nhà dậy học tại làng Văn. Bởi thầy cho rằng: “Đạo học lớn và sâu lắm, đỗ đạt làm quan là chỉ sung sướng cho riêng bản thân. Nhưng dậy người, mọi người được học tấn tới là đạo đức, điều ích lợi này quý cho đất nước rất nhiều”.
          Thầy Chu là người thông kinh bác sử, học vấn uyên thâm, tự sửa mình rất nghiêm. Thầy quan niệm: Thầy không nghiêm, không dậy được trò, trò không nghiêm, không hiểu lời thầy giảng thì không là trò tốt được.
          Quan điểm giáo dục của thầy là: “Hữu giáo vô loại”. Nghĩa là: Nền giáo dục đi tới muôn dân và không từ chối dạy bất cứ loại người nào.
          Thày thường nói với học trò rằng: Ta chỉ dậy cho các trò làm người chứ không dậy cho các trò làm quan. Tính nghiêm nghị, tư cách thanh  cao lên học trò của thày nhiều người đỗ đạt cao mà vẫn giữ được đức thanh liêm, làm lên sự nhiệp lớn như: Lê Quát, Phạm Sư Mạnh…Làm đến chức hành khiển mà vẫn giữ được lễ học trò, khi đến thăm thầy vẫn quỳ lạy dưới chân giường, được thầy hỏi chuyện vài câu rồi đi đã lâý làm hãnh  diện lắm…
          …khác với những danh nhân trong lịch sử dân tộc, công lao của họ là rất lớn nhưng trong cuộc đời vẫn có những vết đen. Riêng Chu Văn An thì lại khác. Đã hơn sáu thế kỷ kể từ khi thầy mất. những gì người đời viết về thầy còn lại đến hôm nay đều là những lời lẽ trân trọng , chí tình về một nhà giáo tài đức vẹn toàn. Những di tích về thày dù ở chốn rừng sâu hay giữa đô thành hoa lệ đều được nhân dân nhiệt tâm gìn giữ, dựng xây và bảo tồn.
          Thầy Chu là một danh nhân văn hóa khiệt xuất, người thầy của muôn đời, ngọn tuệ đăng bất tử của đạo học Việt Nam./.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Chu Văn An vói di tích núi Phượng Hoàng
( Từ: Chu Văn An- thày giáo của muôn đời= NXB văn học 2011 )
Nói đến núi PHƯỢNG HOÀNG là nói đến một vùng đất đặt biệt linh thiêng của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Từ thủa hồng hoang quần thể naỳ đã sừng sững báy mươi hai ngọn núi như hình thể chim phượng hoàng soải cánh, Phượng Hoàng là nơi có cảnh quan kỳ thú, có thông reo vi vu bất tận, có suối chẩy rì rào quanh năm suốt tháng, có chim líu lo xây tổ giữa ngàn thông. Phượng Hoàng là cả một quần thể đồi núi chập chùng đắm say lòng du khách. Sách “Chí Linh huyền sử tích” có câu:
Quân sơn la liệt bày trận
Tả hữu tung cánh, Phượng bay ngang trời.
Chí Linh có nhiều di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng ẩn hiện xa gần như: Huyền thiên cổ tự, Tinh phi cổ tháp, tiều ẩn cổ bích,.. Phượng Hoàng là quê hương yêu dấu của nữ tiến sỹ đầu tiên trong lịch sử nước ta-  bà chúa “Sao Sa” Nguyễn Thị Duệ. Phượng Hoàng cũng là nơi danh nhân nhiều thời đại tìm về. Song người gắn bó sâu nặng hơn cả với Phượng Hoàng có lẽ là nhà giáo Chu Văn An- người thầy đạo cao đức trọng- bậc tôn sư muôn đời của nước Nam ta.
 Hơn sáu trăm năm trải qua với biết bao thăng trần lịch sử mà cảnh sắc nơi đây vẫn đẹp như tranh vẽ, bẩy mươi hai ngọn núi vẫn trần mặc uy nghi, ngàn thông mã vĩ vẫn thầm thì kể câu chuyện động trời khi thầy Chu dâng “thất trảm sớ”…Đã làm rung động dư  luận đương thời và  có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ nho giáo sau này… tiếc rằng vua bấy giờ mờ tối không biêt nghe theo. Vậy “ Thất trảm sớ” của Chu Văn An gồm những tên quan lại nào? Số phận bọn chúng ra sao? …Ta hãy tìm về Phượng Hoàng thủa ấy:
TỘI  TRẠNG    SỐ  PHẬN  CỦA  BẨY  TÊN QUAN THAM TRONG                  “THẤT TRẢM SỚ” CỦA CHU VĂN AN

1.Mai Thọ Đức: hoạn quan chi hậu cục : cai quản phi tần và tuyển chọn mỹ nữ.
          Lạm dụng chức quyền bắt về một số con gái nhà lương dân từ 10 – 13 tuổi nuôi và dậy cách ăn chơi để hầu hạ vua; để họ chết trẻ, chết gìa mòn mỏi trong cung thất. Bày ra nhiều trò dâm ô trác táng, dẫn hoàng thượng vào con đường vô đạo
2. Trâu Canh- ngự y:
Người Hán, cháu  nội Châu Tôn, đi theo quân nhà Nguyên vào xâm lược Đại Việt năm Ất Dậu( 1285)thất trận, bị bắt, xin được cư tru. Y có công cứu chữa cho vua Dụ Tông khi vua bị chết đuối ở hồ Dâm Đàm ( Hồ Tây) lúc 6 tuổi, nhưng lại làm cho vua bị liệt dương. Năm vua 15 tuổi y chế thuốc “ hồi dương” bằng cách bắt cóc 21 đứa trẻ khỏe mạnh con nhà lương dân, giết đi, lấy mật làm thang cho bài thuốc “ hồi dương” của nhà vua, để thử nghiệm công dụng của bài thuốc, hắn bày trò để vua thông dâm với chị ruột. Hắn chế thuốc kích dục để dâng vua và anh ruột vua là Cung Túc Vương Dục. Uống thuốc này vào, cường độ dâm dục tăng lên vô độ, mỗi ngày giao hoan 20 – 30 lần không biết chán. Vua mê mẩn, quên cả triều chính, quên cả học hành, vua còn sai đóng cửa Thiên An, treo biển “ Miễn Triều”, suốt ngày say đắm với bọn mỹ nữ cung tần, bày trò cho vua ăn chơi xa đọa, dẫn dắt vua vào con đường “ thương luân bại lý” rồi chính y cũng ở lại trong cung gian dâm với cung nhân của vua.



3. Bùi Khoan – Chính trường phụng ngự:
          Bày trò cờ bạc rượu chè trong cung thất dẫn vua vào mê lộ, bê tha
 như đám dân đen ngu muội.
4. Văn Hiến Hầu
          Can tội gây bè đảng, khiến các đại thần chia sẻ, ngờ vực lẫn nhau, làm cho đức vua khó phân biết được người ngay kẻ lịnh
5. Nguyễn Thanh Lương – Hành Khiển Tả Ty Lang Chung
          Dẫn vua vào con đường ăn chơi xa xỉ đến cạn kiệt cả quốc khố.
6. Tâm Đức Ngưu – Hành Khiển Ta Ty, Hữu Bộc Xạ:
          Đồng lõa với Nguyễn Thanh Lương tìm mọi cách tăng thuế khóa, nghĩ ra các thứ thuế để bòn rút của dân, lấy tiền chi cho các cuộc ăn chơi xa xỉ của hoàng thượng. Những năm mất mùa đói kém chúng cũng không tha.
7. Đoàn Nhị Cẩu – Đồng Bình Chương Sự:
           Bòn rút khẩu phần của lính các đồ binh khí hỏng cũng không thay thế để lấy tiền công bỏ túi. Sao nhãng việc luyện tập, canh phòng để Chiêm Thành nhòm ngó miền Châu Hóa.
          …Sớ dâng nhưng vua không chấp thuận. Chu Văn An treo mũ từ quan.
          Khi Hoàng Thái Hậu Hiến Tư( vợ vua Trần Minh Tông- Con gái Trần Quốc Chẩn) biết chuyện. Bà nổi trận lôi đình vì không ngờ con mình lại hư hỏng đến thế.Bà lệnh thiết triều rồi chỉ vào mặt vua Dụ Tông mà nói: “ ta không chỉ chém bẩy tên mà còn muốn chém cả tên thứ tám nữa”. Rồi bà ngất đi.
          Năm 1369 khi Dụ Tông băng hà. Tri khu mật viện sự Phạm Sư Mạnh ( Học trò Chu Văn An ) phái quân về quê quán từng đứa trong lũ “Thất trảm” để tróc lã. Bọn chúng đều bị treo cổ dọc đường, có tên bị treo cổ ngay khi chưa kịp chạy chốn khỏi kinh thành.
          Riêng Châu Canh, tự thấy tội ác chồng chất, sợ cái họa chu di nên đã đột ngột bỏ Thăng Long đi từ khi Dụ Tông còn đang ngôi. Y đã rút êm cả số tài sản kếch xù cùng gia tộc xuống thuyền đi đâu mất tich. Sau này triều đình tìm ra y và gia đình trốn ở Vân Đồn, mặc dù y đã rời chỗ đôi ba lần, nhưng cũng bị phát hiện và bi treo cổ.
          Thế mới biết! dù có mưu ma quỷ kế thế nào, nhưng lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát./.


s



Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Đợi chờ nhau

Gió lạnh về nhửng cánh tím hoa rơi
Tôi ngửa lòng tay đón từng cánh nhỏ
Ướp giưã trang thơ gửi nhờ trong gió
Nữa mai rồi em trở lại biết đâu?

Mùa xuân mùa xuân lần nữa qua mau
Hoa xoan rụng lá xoan vàng võ
Hai đứa mình hai phương trời cách trở
Nhặt cánh hoa rơi ta bắc nhịp cầu
Tay vịn vào mầu tím đợi chờ nhau

Từ “Hương quê”
8/2011

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

ÂN TÌNH ẤM ÁP

Vì quá yêu mảnh đất nghèo nơi xóm núi
Vương dấu chân lận đận với thời gian
Đời cứ trôi giữa gió núi mây ngàn
Chếch choáng ý thơ theo dòng đời khao khát

Tri ân ơi! người đã gieo nốt nhạc
Mỗi sớm mai thức dậy được yêu thương
Tình nghĩa, xẻ chia, lấp lánh đời thường
Bồi đắp mãi nặng ân tình ấm áp

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

gửi V A qua bài: EM XIN THẦY TUÂN BÀY CHO

Ơ hơ...em nghĩ một tý đi
Lão đến sắc đi chẳng thể lỳ
Mồm món tóc thưa duyên thắm lại
Mặn mà tuổi lão em buồn chi?

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

MỜI TÔ TUẤN

Vắng bóng lâu rồi Tô Tuấn ơi
Tri ân rượu "Hóp" cạch tơi bời
Tô Quang thầm ước mời Tô Tuấn
Cùng"cạch"cùng nghiêng cùng chơi vơi
7/ 2011

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Vui trên san cầu

Nhìn nàng dáng điệu mảnh mai
Vươn người đập bóng quả cầu...chết tươi
Răng lung lay, lợi vẫn cười
Sóng sánh đầy ắp khoảng trời đung đưa

Hương quê 2011

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Xin giới thiệu một bài thơ mang tính chất tự sự từ tập thơ “HƯƠNG QUÊ”của làng Mo.: Chàng là con trai một lý trưởng uy quyền,còn nàng là tiểu thư một địa chủ giầu có. . .Với làn da trắng, gót chân hồng. . . 
Nhưng họ chẳng đến được với nhau không phải tại « hồng duyên bạc phận ».Những lời dèm pha cay độc thị phi đã làm hai gia đình oán hận lẫn nhau, và chính hai cái thế lưc uy quyền đã làm nứt dạn «Trong tim một mối tình » 
Xin được giới thiệu đẻ cả xóm « Tri ân » chia sẻ.

MỘT MỐI TÌNH

Đã mấy mươi thu đếm lá vàng
Xuân trôi cửa sổ vó câu qua
Không sao quên được thời thơ ấu
Hai đứa chung nhau một ngõ vàng

Hai nhà sát cạnh ở bên nhau
Muốn kết thân gia một miếng trầu
Những buổi trăng lên và trăng lặn
Đá vàng khăng khít ước dài lâu

Ta dắt tay nhau dạo quanh làng
Em cầm túi sỏi anh nghênh ngang
Cau su bắn chết đàn tích bộc
Em nhặt cho anh một túi vàng

Những buổi ta thề dưới gốc sim
Mắt huyền đen nhánh khép lin dim
Tóc bay hơi rối vò tơ ấy
Ta đã tặng nhau những nổi chìm

Những ngày đốn củi cạnh bên nhau
Anh dắt tay em về bãi nứa
Trong vòm cây ấy nguyện vàng thau
Lá ngọc trải lên thềm cỏ úa

Thế rồi ngày tháng cứ phôi phai
Ta hẹn ta đi những buổi hoài
Cả làng đã gép đôi này đẹp
Phi cổ kim này đã mấy ai

Năm anh mười chín em mười sáu
Hai nhà đã định sắm xôi cau
Hai ta cũng đã tình chan chứa
Bến đợi sông chờ dạ xốn xang

Một buổi không mưa chẳng gió gì
Chân trời sét đánh –lời thị phi
Cả nhà xúm bắt anh lấy vợ
Ngây ngất-nào đâu đã biết gì

Hôm cưới đón dâu sớm nhất làng
Chân em chập choạng đưa dâu sang
Đốt đèn đốt đuốc trời chưa tỏ
Mắt huyền ngấn lệ lòng xốn sang

Mỗi sáng đôi ta gánh nước thề
Giếng làng ngắm mãi buồn lê thê
Chói chang nắng ngắt không về được
Bốn mắt đỏ ngầu lòng tái tê

Đôi ta bắt buộc phải xa nhau
Tóc rối đêm thâu lạnh mái đầu
Đời buốt sương xa đầy tuyết phủ
Tơ vàng xe sợi đứt vì đâu

Từ đấy men say buốt lạnh dần
Đôi ta chung ngõ chẳng chung sân
Bao giờ quên được thời thơ ấu
Nứt dạn tim ta một mối tình

          Làng MO    2010 Trần quốc Tại

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Nàng Tô Thị
                             Em mãi xinh tươi tựa trăng rằm
                             Chuyện nàng Tô Thị đã ngàn năm
                             Thủy chung giữ trọn em trẻ mãi
                             Vẫn ngóng chờ chồng cõi xa săm
                                                          Thu 2011

Chiều thu
Thăm thẳm trời cao mây trắng xanh
Heo may nhè nhẹ lá rơi cành
Góc vườn ai đó hồng chúm chím
Sương gợi chiều buông nhuốm nắng hanh
                                                8/ 2003 
                                               
Lời cảm ơn
Tôi muốn viết một cái gì đấy về vùng quê xóm núi của mình để đáp lại tấm ân tình của TRI ÂN, tôi đã cố gắng để được hòa nhập, để dược chia sẻ…và có thể là muộn màng nhưng vẫn muốn nói lời cảm ơn TRI ÂN. Xin kính chúc các thầy cô và cả xóm mạnh khỏe
                                                                        Ngày 10/ 6/ 2011
                                                                                                 Ngyễn tô Quang

              BÀI SỐ 6

Bước chân  trần trên cát chẳng dịu  êm
Em lướt nhẹ Hạ long chiều huyền ảo
Sóng vô tình mơn man tà váy áo
Gương mặt rạng ngời du khách vẫy chào em
                                               Hè 1986

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

                             Trường Chí Linh

Trường cấp ///( cấp ba) xếp đầy gạch ngói
In mờ trong trăng xuông
Ấm biết mấy khi trăng bay vào khói
Để cầm tay người thưng

Phút bên em anh thấy sao trôi trong mắt
Trừng Chí Linh
Trăng lên soi tỏ từng khuôn mặt
Ai đi qua tôi cũng ngỡ rằng em

Ôi trường ta chiều nay nghiêng trong tiếng hát
Hãy cất cao lên cao nữa em yêu
Khi vui sướng làm ta chào nước mắt
Nhớ khói cơm lên thơm cả hạt mưa chiều

Trường ta đây mai sau đầy mái ngói
Nắng bâng khuâng giỏ tý tách xuống cành
Tiếng em hát ngọt ngào tiếng gọi
Sao anh không học mà về ơi anh

Anh chẳng được học đâu
                                      Em ơi khỏi nói
Anh chẳng ở trường đâu
                                      Em ơi khỏi gọi
Hãy nắm tay nhau trong quãng đời xanh
Và hẹn gặp nhau khi xong chiến tranh                                                       
                   06 /12 /1071

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

       Lời hứa của người ra đi

                                                                                                                Kính tặng cô Cẩm Tú

Một con chim bay về trong cánh gió
Đậu lên tường nham nhở đang xây
Cúc cù cu
 cúc cù cu

Tiếng chim nghe quen thuộc của quê  nhà
          Tiếng chim gợi một niền vui bát ngát
          Rộ một niềm vui lúa vàng chĩu hạt
          Đoàn  học sinh ngước mắt nhìn lên

          Họ muốn nói bao lời cùng cô giáo
          Thưa cô
 em xe không bao giờ hỗn láo


          Tiếng hứa vang lên tự đáy lòng
 từ cháy trụi từ dễ cây trơ gốc
Và cuộc sống sống sẽ đâm trồi nẩy lộc
Bỏ hoang tàn theo cô đến tương lai

Gột sạch đáy lòng em sẽ bước khoan thai
Dù gian khổ lời hứa không hề bỏ
Nghe chim vẫn dặt dìu trong tiếng gió
Một mùa vàng ta quyết gặt ơi chim
                                      năm 1971
Dòng sông mênh mang
hành trang vào đời thật nhẹ đã được tôi gói kỹ cùng những kỷ niệm  giấu dưới đáy ba lô bước vào đời quân ngũ là nỗi nhớ về mái trường, là hình ảnh của các thày cô và bạn bè cùng học.
          Nhưng hơn tất cả, vượt lên tất cả là hình ảnh cô giáo chủ nhiệm-
Cô CẨM TÚ
( thời gian ấy cô mới kết hôn cùng thầy Thịnh )...bọn học trò chúng tôi vẫn thì thào với nhau: ông Thịnh tốt số lên đã lấy được cô giáo của chúng mình...Vẫn biết rằng với cái dáng dong dỏng cao, với khuôn mặt ưa nhìn, thầy Thịnh đúng là một típ đàn ông lý tưởng để cho bọn con gái lớp tôi mơ ước và bọn con trai chúng tôi cũng muốn tự soi mình vào bóng hình thầy.
          Nhưng bất luận thế nào thì chúng tôi cũng không thể thông cảm với cái tội không thể tha thứ của thầy là: đã dám chia sẻ và lấy mất đi phần tình cảm cùng sự yêu thương của cô Cẩm Tú mà đáng lẽ ra lớp tôi phải được hưởng toàn phần...
                   ...kỷ niệm về cô đã nâng đỡ tôi xuốt một thời quân ngũ... Sau mỗi một thành công nho nhỏ trên đường đời tôi đều cảm nhận được tiếng cười ấm áp của cô . Bao giông gió đã đi qua bởi tôi  cảm nhận được có một bàn tay luôn vẫy ngọi,  để lớp lớp học sinh chúng em kiêu hãnh tựa vào.
          Năm đi qua, tháng đi qua. Bọn học sinh chúng em tóc đều điểm bạc. Có nhiều nỗi nhớ, nhiều kỷ niệm rồi đây xẽ bị lớp bụi thời gian phôi pha phủ kín, nhưng hình ảnh về cô giáo chủ nhiệm thật đẹp, thật dịu hiền thì mãi mãi cứ tròn trịa, dâng đầy như một dòng sông ngày đêm mênh mang sóng vỗ, dì dào...
                                                                   Phú Yên 07 / 2010                        

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Làng MO và huyền thoại
thánh PHI BỒNG

Không phải đến bây giờ, với con đường mới mở chạy uốn lượn quanh sườn núi mọi người mới biết đến nơi đây, mà đời người xưa đã biết đến vùng cực bắc – nơi đìa đầu của tỉnh Hải Dương bởi địa danh làng MO với hai ngôi đền MẨU – HÓA rất linh thiêng này.
Việt Nam thờ rất nhiều đạo mẫu, nhưng bất luận huyền sử thế nào thì khi xuống hạ giới đều phải đầu thai vào một người phàm trần và đều từ cửa bát nhã sinh ra. Huyền thoại đền mẫu làng MO thì không phải như vậy. Theo thần phả bia kí ghi lại:
Một khối đá to lớn bên sườn non ngũ nhạc đầy nắng và gió, khi hợp đủ khí trời vào đúng Giờ dần ngày 8 tháng 5 tự dưng chuyển động phát ra một tiếng nổ lớn. Trẻ mục đồng làng Mo chạy đến nơi thấy khối đá nứt một khoảng lõm hương thơm ngan ngát trong đó có một hài nhi … chúng bèn lấy tay làm kiệu, lấy nón làm lọng để rước về. Đến đâù làng hài nhi bay vọt lên trời hóa mất với lời vọng xuống: Ta là phi bồng thiên tướng …
Dân làng Mo lập miếu thờ nơi khổi đá nứt gọi là đền mẫu, nơi thánh hóa về trời gọi là đền hóa. Như vậy: Đức Thánh thờ ở đền hóa là con của thạch mẫu.( mẹ Đá )
Điều đặc biệt là nơi lõm của khối đá ngày càng nhẵn dần đi bởi nhiều thế kỷ đã có
Bao bàn tay xoa lên đó với tâm ước: muốn cầu con – xoa tay vào khối đá và xoa vào bụng, muốn chữa đau đầu … xoa lên đầu … và các cô gái cũng chen chúc để được tự tay xoa lên mặt với lời thỉnh cầu: xin được mặt hoa da phấn, xin được hương đậm lửa nồng với chồng …
Đền hóa lại khác đền mẫu, bởi ngài là một thiên tướng lên rất linh nghiệm với lời cầu xin về sức khỏe, xin về công danh sự nghiệp và đặc biệt linh nghiệm khi cầu xin về những điều oan trái có dính dáng đến công môn pháp lý.
Nơi thờ quốc tổ quốc mẫu ai cũng biết đó là đền Hùng, thế còn nơi hàng năm lập đàn để tế cáo trời đất của nhà nước Việt Nam thì ở đâu? xin thưa: dó là đỉnh núi Ngũ Nhạc – ngọn núi mà sườn non đã giáng thần.
Đền MẪU- đền HÓA vừa là nơi lễ bái để thỏa nguyện tâm linh, vừa là nơi thắng cảnh, du lịch thăm quan làm thanh thản mỗi tấm lòng du khách.
Cuộc sống nơi đây có thể còn nhiều vất vả nhưng không ngăn nổi sức sống mãnh liệt trên mảnh đất này. Hãy đến với chúng tôi, đến với xóm núi làng Mo- dù chỉ một lần để được dang tay đón gió đại ngàn, để được chiều chiều lang thang bên sườn đồi tím sẫm hoa mua, thả hồn phiêu du cùng không gian đang chấp chới tiếng chuông chùa. Bạn xẽ thấy lòng mình thật thư thái, thật yên bình %

                                                       Tháng 3 năm 2011
Huyền thoại GỐM CHU ĐẬU
CHIẾC BÌNH TỲ BÀ VẼ HOA LAM CÓ GIÁ TRỊ 521.000USA.
ĐƯỢC NGƯỜI ANH MUA VA DƯỢC NGƯỜI  MY IN LÊN CON TEM
RỒI CHIẾC ĐẦU RỒNG ĐẶT TẠI  TRỤ SỠ LIÊN HỢP QUỐC ĐỀU LÀ
SẢN PHẨN GỐM CHU ĐẬU ĐƯỢC TRỤC VỚT TỪ CON TẦU ĐẮM
TẠI CÙ LAO CHÀM…
          Người ta phát hiện ra con tầu gỗ chở đồ ngốm đi biển bị đắn vào khoảng giữa thế kỷ 15 xuất phát  từ Hải Hưng, chủ thương thuyền đó là BÙI THỊ HỶ
          Nói về chuyện đi biển của bà Bùi Thị Hỷ, khó ai có thể tin đượclà ngay từ thế kỷ15 người Việt Nam đã có thương thuyền vượt sóng gió Biển Đông đưa hàng đến nhiều nước. nhìn lại toàn cảnh nhân loại thời bấy giờ  giữa các châu lục là khoảng cách xa vời vợi. Cơ-rít-xtop-phơ cô lông (1450-1506 ) bắt đầu hành trình từ cảng Palot Tây Ban Nha căng  buồn trên biển tìm được miền đất mới ( nước MỸ ) thì ở thời này thương thuyền của bà Bùi Thị Hỷ đả có mặt trên nhiều thương cảng trên thế giới. nói cụ thể hơn là lúc
Co-Rit-Xtop-pho Cô long đi biển thì bà Bùi Thị Hỷ đã ở tuổi 73 và đã trở về
Quê cha ở Quang Ánh- gia lộc-Hải dương . xây chùa Viên Quang ẩn tuổi già.
          Di vật quý của bà là tấm la bàn bằng đá cẩm thạch kích thước: 17.17.7 cm vừa được tìm thấy Trên mảnh đất nơi cụ thân sinh ra bà từng sinh sống. Trên la bàn có chữ: châm bàn CHU HẢI KHỨ, BÙI THỊ HỶ. nghĩa: bàn kim chỉ đường cho thuyền biển của BÙI THỊ HỶ. la bàn này tương tự như nguyên lý la bàn đi biển thời Cơ-Rit XTop phơ cô lông.
          Theo những nghiên cứu mới đây… bà đã để lại một con rồng trên ngã ba sông Đinh Đào quê hương mình. Nhân dân Gia Lộc( Hải Dương )vẫn còn giữ được một số di vật của gia tộc bà có liên quan đến con rồng này. Thật bất ngờ là chiếc đầu rồng thể hiện nét văn hoa Việt được trưng bày ở trụ sở liên hợp quốc là ngốm Chu Đậu- giống với dáng đầu rồng ở quê bà
                                               
                                            ( tân xuân mão, số : 166/ 2-2011 )

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

BÊN GHỀNH ĐÁ ĐĨA







Giận chi nhau mà cồn cào dữ dội
đã bạc đầu còn vỗ nát bờ anh
trời vẫn xanh và sóng vẫn trong
mà sao biển cứ ồn ào vô cớ
và cứ thế… nếu ngày nào cứ thế
còn đâu bờ để vỗ sóng ơi !

Phú yên 07/2010