Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012


         Góp thêm vấn đề tìm hiểu
             Thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều


                                                              Vương Trọng

 Giá khi khi viết xong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du cũng có thói quen như các nhà thơ hiện nay, hào hứng ghi vào cuối sách địa điểm, thời gian sáng tác thì hậu thế chúng ta đỡ bao công sức tìm kiếm. Dù cho bản  gốc không còn, dù cho bị “tam sao thất bản” cũng không thể mất câu ghi chú kia, vì không ai sửa nó làm gì. Đằng này cụ không để lại thời gian và địa điểm sáng tác nên đã gót hai trăm năn qua, bao nhà nghiên cứu đã lý luận, phỏng đoán với những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có người cho rằng Truyện Kiều được sáng tác trước khi Nguyễn Du đi sứ, thậm chí trước khi ra làm quan. Còn ông Nguyễn Quảng Tuân thì chứng minh Nguyễn Du viết Truyện Kiều trước khi đi sứ với luận cứ: chân Nguyễn Du có đặt tới đất Trung Quốc, mắt có chứng kiến phong cảnh nơi ấy mới tả được như thế. Có người lại cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều thời Gia Long, cụ thể là vào những năm 1796 – 1802.
 Nhưng cứ liệu từ những câu thơ trong Truyện Kiều đã chứng minh rằng: Truyện Kiều không sinh ra thời đó  thì đâu có cần tránh kỵ húy, một điều dẫn đến tội chết dưới thời Gia Long.
 *- Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Du gặp “gia biến” vào năm 1786, phải về   sống nhờ  quê vợ ở Quỳnh Hải, Thái Bình mười năm trời.  Đến năm 1796 , do người vợ mất sớm, Nguyễn Du phải đưa cậu con trai tên là Nguyễn Tứ về  quê dưới chân núi Hông Lĩnh sinh sống sáu năm tiếp theo cho đến năm 1802.
 *- Nguyễn Du mất ở Phú Xuân ( Huế ) nâm 1820 . Lúc này cháu ruột cụ là Nguyễn Hành ( con của Nguyễn Điểu ) đang làm quan ở Thăng long có làm một bài thơ khóc chú rất cảm động, phiên âm như sau:
Thập cửu niên tiền Tố Như tử
Nhất thế tài hoa kim dĩ hỷ
Ngô môn hậu phúc công xảo hoàn
Dịch lệ hà năng tốc công tử
Tam thu luân lạc thử thành trung
Nam vọng phù vân mỗi ức công
Quy khứ gia sơn văn dạ nạp
Tinh linh hoảng dữ năng thời đồng
 (Mười chín năm trước đây/ chú Tố Như nổi tiếng tài hoa nhất đời/ phúc dầy nhà ta chú đã giữ được chọn vẹn/ bệnh dịch  sao có thể làm chú chết mau đến thế/ ba năm lưu lạc ở thành này/ nhìn về phương Nam thấy mây là nhớ chú/ từ nay núi nhà ban đêm  người  đi săn thì tâm hồn lại hoảng hốt giống y như ngày sưa còn chú).
 Chúng ta hãy chú ý hai câu mở đầu, nếu viết rằng:  Hai mươi năm trước đây/ chú tôi nổi tiếng tài hoa nhất đời thì chúng ta khó có thể dựa vào con số hai mươi đó, vì đó chỉ là con số ước chừng, nhưng Nguyễn Hành đã khẳng định: Mười chín năm trước đây, đó là một con số cụ thể. Bài thơ này Nguyễn Hành viết năm 1820. mười chín năm trước, tức là năm1801, thế thì  năm 1801 có sự kiện gì để cho Nguyễn Du trở thành người tài hoa nhất đời. Theo niên phổ Nguyễn Du ta đều biết rằng Nguyễn Du nổi tiếng với ba tập thơ chũ Hán:
                    -Thanh thiên thi tập( hay còn gọi là Thanh Thiên tiền hậu tập) gồm 78 bài, trong đó có 60 bài viết trước khi ra làm quan, còn lại đều viết thời kỳ đầu ra làm quan – từ năm 1802 – 1804.
                              - Nam trung tạp ngâm, gồm 40 bài thơ viết ở Quảng BÌnh từ năm 1804 – 1920
                   -  Bắc hành tạp lục  gồm 132 bài viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc năm 1813 – 1814.
 Như vậy, ta thấy rõ là trước khi ra làm quan cho triều Nguyễn, Nguyễn Du chỉ có 60 bài thơ chữ Hán mà chưa hề ra một tập thơ nào. Chứng tỏ đến năm 1801 chỉ có 60 bài thơ chưa xuất bản thành tập, mấy ai biết được những bài thơ đó như thế nào để tác giả của nó trở thành người nổi tiếng tài ba nhất đời. Thế là các bài thơ chữ Hán đã bị loại trừ.
  Hay là những tác phẩm thơ chữ Nôm đã mang lại cho Nguyễn Du vinh quang đó, thác lời trai phường nón chăng? Văn chiêu hồn thập loại chúng sinh chăng? Hai bài thơ này khá hay đấy nhưng chưa đủ sức đưa Nguyễn Du lên đài vinh quang “ nhất thế tài hoa”.
 Có thể bạn đọc thắc mắc rằng: Nguyễn Hành chỉ nói năm 1901 Nguyễn Du là người tài hoa chứ không nói tài thơ nhất đời. Xin hãy đọc tiếp câu thứ ba “ Phúc dầy của nhà ta chú đã giữ được trọn vẹn”. Phúc dầy đó là Nguyễn Hành muốn nhắc tới “tài thơ gia truyền” của con cháu Nguyễn Tiên Điền, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản hay thơ “hào hao phong nhã”, có thơ trong nguyễn gia phong tập là người từng tham gia dịch Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, Nguyễn Nể ( anh ruột Nguyễn Du) là một tay văn chương lỗi lạc, hai người cháu Nguyễn Hành, Nguyễn Thiện là hai trong số năm nhà thơ hàng đầu lúc bấy giờ. Bởi thế cái đem lại cho Nguyễn Du trở lên tài hoa nhất đời mà nguyễn Hành muốn nói không có cái gì khác ngoài tài thơ ra
( còn tếp theo phần sau)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét