Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012
Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012
LỄ HỘI CÔN SƠN – KIẾP BẠC
( CHÍ LINH HẢI DƯƠNG )
Huyện Chí Linh ( hải Dương) tưng bừng lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc.
Du khách cả nước nô nức về đây trẩy hội.
Kiếp Bạc trên bến dưới thuyền, người người chen chân. Đông là đúng thôi vì từ mấy hôm nay đang tập dượt hải thuyền trên sông Phả Lại để đến ngày 18/8(âm lịch) “diễn” lại trận đánh trên sông Lục Đầu, hai chữ “Sát Thát” đậm nét trên những cánh tay trần, tất cả đất trời nơi đây rực rỡ cờ hoa với những tà áo chẽn xanh đỏ, tím vàng. Về với lễ hội là chúng ta được sống trong không khí hừng hực của thời “Đông A”
Côn Sơn, tiết trời tháng tám mát lạnh chẳng khác gì Đà Lạt, cũng hồ nước trong veo, cũng suối chẩy rì rầm và bạt ngàn mã vĩ. Đi trong hương trời ấy ta xẽ thấy lòng mình trong veo không dích chút bụi trần.
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012
Góp thêm vấn đề tìm hiểu
Thời điểm
Nguyễn Du viết Truyện Kiều
Vương Trọng
Giá khi khi viết xong Truyện Kiều, đại thi
hào Nguyễn Du cũng có thói quen như các nhà thơ hiện nay, hào hứng ghi vào cuối
sách địa điểm, thời gian sáng tác thì hậu thế chúng ta đỡ bao công sức tìm
kiếm. Dù cho bản gốc không còn, dù cho
bị “tam sao thất bản” cũng không thể mất câu ghi chú kia, vì không ai sửa nó
làm gì. Đằng này cụ không để lại thời gian và địa điểm sáng tác nên đã gót hai
trăm năn qua, bao nhà nghiên cứu đã lý luận, phỏng đoán với những ý kiến khác
nhau về vấn đề này. Có người cho rằng Truyện Kiều được sáng tác trước khi
Nguyễn Du đi sứ, thậm chí trước khi ra làm quan. Còn ông Nguyễn Quảng Tuân thì
chứng minh Nguyễn Du viết Truyện Kiều trước khi đi sứ với luận cứ: chân Nguyễn
Du có đặt tới đất Trung Quốc, mắt có chứng kiến phong cảnh nơi ấy mới tả được
như thế. Có người lại cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều thời Gia Long, cụ thể
là vào những năm 1796 – 1802.
Nhưng cứ liệu từ những câu thơ trong Truyện Kiều đã chứng minh rằng: Truyện
Kiều không sinh ra thời đó thì đâu có
cần tránh kỵ húy, một điều dẫn đến tội chết dưới thời Gia Long.
*- Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Du gặp “gia
biến” vào năm 1786, phải về sống
nhờ quê vợ ở Quỳnh Hải, Thái Bình mười
năm trời. Đến năm 1796 , do người vợ mất
sớm, Nguyễn Du phải đưa cậu con trai tên là Nguyễn Tứ về quê dưới chân núi Hông Lĩnh sinh sống sáu năm
tiếp theo cho đến năm 1802.
*- Nguyễn Du mất ở Phú Xuân ( Huế ) nâm 1820 .
Lúc này cháu ruột cụ là Nguyễn Hành ( con của Nguyễn Điểu ) đang làm quan ở
Thăng long có làm một bài thơ khóc chú rất cảm động, phiên âm như sau:
Thập cửu niên tiền Tố Như tử
Nhất thế tài hoa kim dĩ hỷ
Ngô môn hậu phúc công xảo hoàn
Dịch lệ hà năng tốc công tử
Tam thu luân lạc thử thành trung
Nam vọng phù vân mỗi ức công
Quy khứ gia sơn văn dạ nạp
Tinh linh hoảng dữ năng thời đồng
(Mười chín năm trước đây/ chú Tố Như nổi tiếng
tài hoa nhất đời/ phúc dầy nhà ta chú đã giữ được chọn vẹn/ bệnh dịch sao có thể làm chú chết mau đến thế/ ba năm
lưu lạc ở thành này/ nhìn về phương Nam thấy mây là nhớ chú/ từ nay núi nhà ban
đêm người đi săn thì tâm hồn lại hoảng hốt giống y như
ngày sưa còn chú).
Chúng ta hãy chú ý hai câu mở đầu, nếu viết
rằng: Hai mươi năm trước đây/ chú tôi nổi tiếng tài hoa nhất đời thì
chúng ta khó có thể dựa vào con số hai mươi đó, vì đó chỉ là con số ước chừng,
nhưng Nguyễn Hành đã khẳng định: Mười
chín năm trước đây, đó là một con số cụ thể. Bài thơ này Nguyễn Hành viết
năm 1820. mười chín năm trước, tức là năm1801, thế thì năm 1801 có sự kiện gì để
cho Nguyễn Du trở thành người tài hoa nhất đời. Theo niên phổ Nguyễn Du ta đều
biết rằng Nguyễn Du nổi tiếng với ba tập thơ chũ Hán:
-Thanh thiên
thi tập( hay còn gọi là Thanh Thiên tiền hậu tập) gồm 78 bài, trong đó có 60
bài viết trước khi ra làm quan, còn lại đều viết thời kỳ đầu ra làm quan – từ
năm 1802 – 1804.
- Nam trung tạp
ngâm, gồm 40 bài thơ viết ở Quảng BÌnh từ năm 1804 – 1920
- Bắc hành tạp lục gồm 132 bài viết trong thời gian đi sứ Trung
Quốc năm 1813 – 1814.
Như vậy, ta thấy rõ là trước khi ra làm quan
cho triều Nguyễn, Nguyễn Du chỉ có 60 bài thơ chữ Hán mà chưa hề ra một tập thơ
nào. Chứng tỏ đến năm 1801 chỉ có 60 bài thơ chưa xuất bản thành tập, mấy ai
biết được những bài thơ đó như thế nào để tác giả của nó trở thành người nổi
tiếng tài ba nhất đời. Thế là các bài thơ chữ Hán đã bị loại trừ.
Hay là những tác phẩm thơ chữ Nôm đã mang lại
cho Nguyễn Du vinh quang đó, thác lời trai phường nón chăng? Văn
chiêu hồn thập loại chúng sinh chăng? Hai bài thơ này khá hay đấy nhưng
chưa đủ sức đưa Nguyễn Du lên đài vinh quang “ nhất thế tài hoa”.
Có thể bạn đọc thắc mắc rằng: Nguyễn Hành chỉ
nói năm 1901 Nguyễn Du là người tài hoa chứ không nói tài thơ nhất đời. Xin hãy
đọc tiếp câu thứ ba “ Phúc dầy của nhà ta chú đã giữ được trọn vẹn”. Phúc dầy
đó là Nguyễn Hành muốn nhắc tới “tài thơ gia truyền” của con cháu Nguyễn Tiên
Điền, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản hay thơ “hào hao phong nhã”, có thơ trong nguyễn
gia phong tập là người từng tham gia dịch Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần
Côn, Nguyễn Nể ( anh ruột Nguyễn Du) là một tay văn chương lỗi lạc, hai người
cháu Nguyễn Hành, Nguyễn Thiện là hai trong số năm nhà thơ hàng đầu lúc bấy
giờ. Bởi thế cái đem lại cho Nguyễn Du trở lên tài hoa nhất đời mà nguyễn Hành
muốn nói không có cái gì khác ngoài tài thơ ra
( còn tếp theo phần sau)
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012
Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012
chọi
trâu Đồ Sơn
Là dân miền bắc, chẳng ai là không biết tiếng
hội chọi trâu Đồ Sơn vào ngày 10/8(âm lịch) hàng năm.
Tôi và mấy người cùng có tính thích lang thang
năm nay chuẩn bị chu đáo, mang cả ống nhòm, đúng giờ hoàng đạo nhằm hường Đồ
Sơn thẳng tiến.
Là người được các anh chị cho cưỡi lưng trâu
từ thủa chưa biêt đi, thế mà đến sân đấu tôi cứ như bị mê đi bởi các “ông trâu”
to lởn với những miếng đánh móc hầu, khóa cổ lôi đối phương đi xềnh xệch, thật
ghê ghớm với miếng “Hổ lao” một cú đâm khủng khiếp làm đối phương gục ngay tại
chỗ, bốn chân thắng đơ không kịp “giẫy đành đạch” .
Trên đường về, xe ầm ỹ lời tranh luận để bảo vệ quan điểm về sự được mất của mình . Một
“ông lớn” bỗng gào to: Im ngay, để ta đọc thơ đi xem chọi trâu cho mà
nghe:
Anh bảo đi xem chọi trâu
Nhưng mà thực tế anh đâu có vào
Cũng qua cầu Niệm cầu Rào
Anh cho xe chạy thẳng vào Vạn Hoa
Anh
đi chọi nghé trong nhà
Chỉ trong một tiếng chọi ba con liền
Bốp... ( có lẽ đó là tiếng một chai nước LAVI
đập mạnh vào một vật mềm mềm thì phải )Lời thơ im bặt như chiếc loa đang phát
bị mất điện, một giọng khê nồng rít lên:
-con trâu già này mới học được miếng “ hổ lao” đấy.
Tôi toát mồ hôi trong tiếng cười tung tóe của cả
xe. Các cụ vẫn bảo: nghiệp chướng văn chương, liệu thế này đã phải là nghiệp
chướng chưa?.
24/9/2012
Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012
Hương rừng
Lũng cú, Lũng Cú
Mới nghe xa rợn cả người
Xa mặc bao xa
Cứ đi, cứ đến
Lên Lũng Cú
Một trời mênh mông đá sám
Nồng say
Gió núi hương rừng
Tất cả
Trinh nguyên hoang dã
Mơ suối mát lành
Thấp thoáng chút riêng tư
Say tỉnh thực và hư
Viền váy người Mông đánh võng
Mắt ai lung linh sau vòm lá
Giấu riêng góc trời yên ả
Kèn môi réo rắt vuốt ve mình
Đêm huyền ảo
Sao trời
Lấp lánh
Lung linh
Lũng Cú 18/ 9/ 2012
Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012
sonng cửa tùng
sóng Cửa Tùng
Với bất cứ ai, có lẽ sự chờ đợi đều là những giây phút dài nhất trong nỗi lo âu hay phật phồng hy vọng. Còn hắn thì không, sau khi đã thỏa thuê trò chọi gà bằng cỏ cùng đồng đội, hắn thảnh thơi gác đầu lên đám cỏ phóng tầm mắt chiêm ngưỡng những con sóng lô xô ngoài biển đang dần tím sẫm lại trong ánh chiều tà để chờ lệnh cùng đoàn xe thiết giáp vượt sông Cửa Tùng .
Là người miền núi quen với khoảng trời hạn chế bởi tán lá rừng quanh năm ào ạt gió ngàn, lần đầu tiên đứng trước biển, hắn thực sự choáng gợp , có phải chân trời là cái vạch mờ mờ cuối con sóng tít tắp phía xa kia không? Những con sóng bạc đầu cứ ánh lên dưới ánh chiều tà từ đại dương mênh mông hung hãn xô bờ như muốn nhấn chìm tất cả , khi đến sát cửa biển bị ngăn lại bởi dòng nước yên ả chảy xuôi từ phía thượng nguồn tạo thành một bức tường sóng tung bọt trắng xóa cao hơn mặt nước biển đến hai, ba mét mà bất cứ tầu thuyền nào ra vô Cửa Tùng cũng phải gại ngùng... Hắn định tìm hiểu sự kỳ thú về bức tường sóng kia nhưng khu vực xuống bến ở thời điểm đó là khu vực quân sự, toàn lính tráng từ bắc mới vào lên chẳng biết hỏi ai. Mãi sau này khi ra vô Cửa Tùng nhiều lần mới biết, dưới bức tường sóng có dải đá ngầm, sóng vỗ vào càng mạnh, bức tường sóng dựng càng cao.
Thẳng hướng trước mặt là khu phi quân sự phía bờ nam đã được giải phóng, nhìn những giàn tháp canh lỏng chỏng khung sắt đang sám dần trong áng chiều cập quạng , hắn nhớ đến bộ phim “trên vĩ tuyến 17” có tên ác ôn Trần Sùng, với những nỗi đau đến sé lòng của những cặp vợ chồng bởi nỗi phân chia hai bờ Nam Bắc...Dòng sông này cũng như một đời người, đều có gốc gác, cội nguồn,có tình yêu và nỗi nhớ đan cài không chỉ gậm ngùi với những giọt nước mắt khổ đau mà còn cả những giọt nước mắt hạnh phúc thầm lặng khi được hy sinh, được hiến dâng cho đất nước, cho dù năm, cho dù tháng, cho dù bao nhiêu nước đã chảy qua bến sông này.
Đã có lệnh xuống bến. Hít căng lồng ngực để cảm nhận thêm hương vị mặm mòi của biển, chiếc xe PTU50PY của hắn phì khói theo xe cầu phà trông giống như một chiếc hòm sắt khổng lồ từ từ xuống bến. Mặc dù đã được tập khá kỹ khi huấn luyện, nhưng khi chiếc xe cầu phà tung các tấm thiết giáp, tự lắp gép thành một chiếc phà chở xe tăng qua bờ nam hắn vẫn thấy lòng đầy phấn khích xen lẫn chút lo lắng mơ hồ. Cảm giác đã không đánh lừa hắn, khi chỉ còn lại một chiếc K3B và chiếc xe cúa hắn thì xe cầu phà bị chìm ở bờ nam Cửa Tùng. Theo phương án hai, xe PTU tự bơi qua sông, các công việc như bơm mỡ chịu nước vào các ổ trục bánh chịu nặng, gỡ bỏ nắp bảo hiểm phao báo đắm, gậy báo độ nông sâu, nhắc nhở sỹ quan xa bàn mở máy quét phương vị ...đều được thành viên trong xe thực hiện khẩn trương.
... Hắn bỏ ghế trưởng xe, cúi lom khom sau lái một để cùng cảm nhận xích xe khi không còn chạm đất rồi choài ra ngoài kiểm tra độ nghiêng lệch của xe, di chuyển mấy bao gạo về phía trái thành xe cho xe thật cân bằng mới nhắc lái một khởi động số bơi nước. Rút kinh nghiệm từ chiếc xe cầu phà bị chìm là do lái xe đóng một bên “chân vịt”xe chuyển hướng khi tay dầu cố định để lớn, dòng nước trong ống phản lực gây áp lực khiến chân vịt bị kẹt, không mở ra được làm xe quay tròn dẫn đến chìm xe . Đã được cấp trên quán triệt trong lần hội ý, dù rất tin “tay nghề” lâu năm trong quân ngũ của anh Hải, hắn vẫn bật công tắc về BC ( thu phát nội bộ) nhắc lái một để cố định tay dầu 600 vòng/ phút, đi số nước bằng chân dầu, hành trình đóng mở “chân vịt” khoảng 90% cho thao tác dễ ràng , việc còn lại chỉ là sác định tiêu đèn đỏ bờ nam thẳng hướng bơi sang.
Do sự cố chìm xe cầu phà lên phân đội xe của hắn sang đến bờ nam Cửa Tùng đã ba giờ sáng, không còn đủ thời gian hành quân đến nơi tập kết Nhĩ Hạ như ban tác chiến đề ra lên đành rải đều các xe ra mười hai thôn Làng Cát, đào hố cát sâu ngập băng xích, phủ bạt lên xe rồi lấp cát ngụy trang, đợi đêm sau hành quân tiếp. Công việc ngụy trang được bộ đội địa phương, các mạ, các chị du kích giúp đỡ nên khoảng hơn ba mươi phút sau đã hoàn thành. Sau khi đi vòng quanh xe một lượt để khiểm tra, hắn được một mẹ khoát tay: --Trộ my mệt hung hỷ, theo mạ viền ngủ, mai đi hè.
Đã được quán triệt hai thành viên xe không ngủ chung một hầm để đề phòng pháo kích, hắn lẳng lặng đi theo bà mẹ đến một miệng hầm được che chắn cát bởi một gốc cây phi lao um tùm, hắn sững người khi mẹ nói giọng bắc:
- Con vào ngủ trước, chốc nữa em nó mới về.
Ánh sáng từ bộ pin máy bộ đàm PRC25 tự lắp gép soi rất rõ chiếc giường một lò so gấp, phía đầu giường, thờ ảnh Bác cắt ra từ một tờ báo, một bàn nhỏ gắn vào vách hầm làm bằng bìa cactons, trên để một tập sách học sinh( loại 59 trang )đóng gộp lại, bìa ghi nắn nót bằng bút dạ: Sổ công tác, lật mặt sau “ cuốn sổ”, hắn xúyt phì cười khi thấy in những hình ảnh gộ nghĩnh cùng những lời thơ dành cho lớp đồng ấu dưới chế độ Ngụy Quyền: Ông em đeo kính gọng đồng/ Bà ngồi đan áo sướng không hở bà...vv. Vì tò mò hắn muốn mở sổ ra xem, nhưng danh dự một chiến sỹ giải phóng đã khiến hắn đặt sổ vào chỗ cũ.
Hầm không có cửa thoát hiểm lên rất nóng bức, muỗi trong hầm bay vo vo rát mặt, vơ một cái có thể được năm sáu con. Hắn tắt đèn, cởi tuột quần áo chui vào màn và thiếp đi rất nhanh nhưng vẫn ý thức được rằng đây là hầm của một lãnh đạo, chí ít thì anh chàng này cũng là chỉ huy chi khu .
Giấc ngủ rất sâu của anh chàng xe tăng bị đánh thức bởi bản năng sung mãn của tuổi mười tám. Hắn đã thấy một mùi rất lạ, không phải phảng phất mà là rất gần, ước lượng khoảng cách đưa tay lên mặt người ngủ đối diện, vuốt xuôi xuống, bàn tay hắn chạm phải...điện giật. Hắn ngồi phắt dậy không dám động cựa vì vẫn cảm nhận phần dưới cơ thể hắn tiếp súc một làn da mịn màng mát lạnh. Màn đêm như đặc quánh lại , chỉ còn tiếng muỗi bay u u ngoài màn, thời gian như gừng trôi. Một bàn tay dịu dàng đặt lên vai hắn, lại giọng ngoài bắc, giọng người con gái dịu dàng:
- “ Bỏ cái tính tiểu tư sản đó đi, nằm xuống ngủ đi anh”
. Hắn cẩn thận thu hai tay vào bụng, từ từ nằm xuống trong tư thế của một sác chết trong quan tài. Nhưng khổ cho hắn, trọng lượng của hai người làm chiếc giường lò so võng xuống khiến cho hai thân thể cứ dính sát vào nhau bắt hắn cử phải “căng gân” ra chịu trận. Có lẽ cảm nhận được điều đó, cô gái lật nghiêng người về phía hắn để nới rộng khoảng cách và dành dẽ: “Ngủ đi, sức khỏe của đồng chí bây giờ không phải là riêng của đồng chí nữa mà là của đồng bào, của nhân dân”,
Cái mùi chuối chín cứ nồng làn bên vai rất gợi làm hắn không thể nằm yên được nữa. Hắn vùng dậy, chui ra khỏi màn. Đối với hắn, từ “đồng chí” chỉ dùng trong cuộc họp hay trong tình huống nghiêm trọng giữa các đồng đội. Ở đây, giữa hai người gần như không có khoảng cách vì cô gái cũng đang ở trần lên hắn ý thức rất rõ hai từ "đồng chí" mà cô gái muốn truyền tải.. Đàn muỗi đói phát hiện thân thể cởi trần của hắn áp lại , sông vào đốt rát lẹt, hắn vuốt mạnh hai tay lên người và cảm nhận hai bàn tay dính đầy máu của đàn muỗi bị giết. Đằng nào trời cũng xắp sáng, hắn nhổm dậy định chui ra khỏi hầm lên trảng cát thì bị giọng nói “Quê choa” thứ thiệt sắc lạnh kia giữ lại:
-Răng rứa, côi (trên) trảng cát lớ sớ pháo biển ăn nát trôốc (đầu), đồng chí nỏ ưng vô mùng ngủ, tui xẽ đi khỏi hầm.
Chuyện lớn rồi, quốc gia đại sự rồi . Hắn lưỡng lự, tiến thoái lưỡng nan .
- Tầm này sắp đến giờ cầm canh pháo biển, ngồi ngoài đó nguy hiểm lắm, nghe em, vào ngủ đi anh.
Lại giọng bắc như ra lệnh mà vẫn dịu dàng y trang người bạn gái cùng học cấp ba ngoài bắc... Mát ngọt như vại bia giữa buổi trưa hè thấm đẫm người hắn. Lặng lẽ chui vào màn, hắn duỗi thẳng chân tay một cách khoan khoái và chìm ngay vào giấc ngủ.
Hắn tỉnh giấc lúc đã xế chiều. Trên gực có mảnh giấy nhỏ: -em có việc phải đi rồi, ăng gô trứng cá chuồn đó em nấu cho anh ăn, chúc anh mạnh khỏe, tiến bộ trong công tác. Hải Yến .
Hàng chữ nghiêng nghiêng, nét đều thanh thoát, chữ ký giản đơn ba nét với nét cuối vuốt ngược như bay lên .Thế là cánh chim biển đã lẫn vào tít tắp trùng khơi.
Làng Mo Tháng 6 năm 2012
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)