Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012



Việt Nam
        Với những địa danh &
Bản anh hùng ca
    ở thế kỷ thứ nhất

Cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng bắt đầu từ năm 40 và kết thúc năm 43.  Trong đó có hai năm 41&42 là thời gian xây dựng đời sống tự chủ tự do. Nhưng trên thực tế thì ( ba năm ghánh vác sơn hà )*Đại Nam quốc sử diễn ca đất nước chưa một ngày bình yên. Ngay từ năm 41, vua Hán Kiến Vũ đã cho 2 vạn quân đánh vào nước ta với tổng dân số chưa đầy 1 trệu dân lúc bấy giờ. Chúng chia thành hai đường thủy bộ song song tiến theo Bái Tử Long &Hạ Long, theo lối sông Bạch Đằng, hội quân ở Lục Đầu Giang( khu vực làng Phượng Nhãn- Bắc Giang) tiến đánh hai vua bà.
Cũng theo “ Đại Việt sử ký toàn thư”với ba trận đánh lớn do hai nữ vương trực tiếp chỉ huy ở: Tây Vu, lãng Bạc, Kim Khê và  trận cuối cùng do các thủ lĩnh địa phương điều hành ở: Cửu Chân
·                           Tây vu:  Là vùng đất có từ thời Hùng vương mà trung tâm chính là thành Cổ Loa( năm 1982, ở giữa thành Cổ loa đã đào được chiếc trống đồng thuộc nhóm cổ nhất có khắc 2 chữ “Tây Vu” ). Đây cũng chính là cái đích đầu tiên của quân Hán Mã Viện để hướng tới đánh chiếm “kinh đô” Mê Linh và một lần nữa, lịch sử oai hùng thời An Dương Vương với thành Cổ Loa kỳ vĩ đã được Hai Bà Trưng lặp lại  hàng loạt trận đánh phòng ngự ở Tây Vu thành công thắng giặc. không hạ được Tây Vu, Mã Viện phải cho quân lui về Lãng Bạc
·                           *Lãng Bạc: diễn nôm là “ Bến Sóng”, Lãng Bạc nằm ở phía đông Tây Vu, vì thế mà nhiều người đã nhầm với Hồ Tây... “ Đầu công nguyên chưa có Hồ Tây, hồ này vốn chính  là khúc uốn của sông Hồng bị “ bỏ quên” lúc đổi dòng- vào khoảng thế kỷ thứ 9-10”*gs : Lê Văn Lan
Do đó vùng đất trũng ở Tiên Du (Bắc Ninh) bây giờ mới đúng là Lãng Bạc thời Hai Bà Trưng.
*Kim Khê, dịch từ Nôm ra Hán là “Suối Vàng”dòng suối này chảy ra từ ngọn Viên Nam-phía nam của núi Tản Viên (Ba Vì). Nay ở giữa các huyện Lương Sơn(Hòa Bình) và Thạch Thất( Quốc Oai- Hà Nội) ngày nay người ta vẫn đến đãi vàng xa khoáng ở đây.
(( ...Nếu phát âm theo tiếng Bắc Kinh, “ Kim Khê”  trở thành “Chin Xi” cũng thành” Chim Xi”có nghĩa là “Cẩm Khê” cũng chính vì thế, trong nhiều sách vở, nhiều tác giả viết:
“...Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo / Chị em thất thế phải liều với sông ...” Trên thực địa không có thực thể nào mang tên Cấm Khê hay Cẩm Khê mà lại phù hợp với sự “Thất thế” của hai bà Trưng vào mùa hè năm 43 cả* GS: Lê Văn Lan  ))
 Theo Đại Nan Quốc Sử Diễn Ca,  Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và ngay cả bia ký ở làng Hạ Nôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội( nơi thờ Hai Bà Trưng) đều ghi: ...Hai Bà tự trầm mình tại sông Cẩm Khê.
Sự “Trầm mình”chỉ là theo tâm thức của nhân dân, của dân tộc. Muốn Hai Bà phải được chết trong dòng sông quê hương cho mát mẻ. còn sự thật đã diễn ra thật ác nghiệt, hung tướng Mã Viện đã dẫn đại binh đuổi theo Hai Bà  đến tận nơi cố thủ Kim Khê và đã giết hai nữ vương nước Việt tại đấy. thậm chí- theo sách “ hậu Hán thư”- còn chặt đầu những nữ tướng lãnh đạo cuộc kháng chiến mang về bêu đầu tại kinh đô Lạc Dương của triều Hán*GS  Lê Văn Lan
Nhưng dù thế nào thì bản anh hùng ca đầu công nguyên về đấu tranh giữ nước của Hai Bà Trưng vẫn vang vọng , bất tuyệt giữa đát trời

Tháng 5/ 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét