Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

                             Trường Chí Linh

Trường cấp ///( cấp ba) xếp đầy gạch ngói
In mờ trong trăng xuông
Ấm biết mấy khi trăng bay vào khói
Để cầm tay người thưng

Phút bên em anh thấy sao trôi trong mắt
Trừng Chí Linh
Trăng lên soi tỏ từng khuôn mặt
Ai đi qua tôi cũng ngỡ rằng em

Ôi trường ta chiều nay nghiêng trong tiếng hát
Hãy cất cao lên cao nữa em yêu
Khi vui sướng làm ta chào nước mắt
Nhớ khói cơm lên thơm cả hạt mưa chiều

Trường ta đây mai sau đầy mái ngói
Nắng bâng khuâng giỏ tý tách xuống cành
Tiếng em hát ngọt ngào tiếng gọi
Sao anh không học mà về ơi anh

Anh chẳng được học đâu
                                      Em ơi khỏi nói
Anh chẳng ở trường đâu
                                      Em ơi khỏi gọi
Hãy nắm tay nhau trong quãng đời xanh
Và hẹn gặp nhau khi xong chiến tranh                                                       
                   06 /12 /1071

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

       Lời hứa của người ra đi

                                                                                                                Kính tặng cô Cẩm Tú

Một con chim bay về trong cánh gió
Đậu lên tường nham nhở đang xây
Cúc cù cu
 cúc cù cu

Tiếng chim nghe quen thuộc của quê  nhà
          Tiếng chim gợi một niền vui bát ngát
          Rộ một niềm vui lúa vàng chĩu hạt
          Đoàn  học sinh ngước mắt nhìn lên

          Họ muốn nói bao lời cùng cô giáo
          Thưa cô
 em xe không bao giờ hỗn láo


          Tiếng hứa vang lên tự đáy lòng
 từ cháy trụi từ dễ cây trơ gốc
Và cuộc sống sống sẽ đâm trồi nẩy lộc
Bỏ hoang tàn theo cô đến tương lai

Gột sạch đáy lòng em sẽ bước khoan thai
Dù gian khổ lời hứa không hề bỏ
Nghe chim vẫn dặt dìu trong tiếng gió
Một mùa vàng ta quyết gặt ơi chim
                                      năm 1971
Dòng sông mênh mang
hành trang vào đời thật nhẹ đã được tôi gói kỹ cùng những kỷ niệm  giấu dưới đáy ba lô bước vào đời quân ngũ là nỗi nhớ về mái trường, là hình ảnh của các thày cô và bạn bè cùng học.
          Nhưng hơn tất cả, vượt lên tất cả là hình ảnh cô giáo chủ nhiệm-
Cô CẨM TÚ
( thời gian ấy cô mới kết hôn cùng thầy Thịnh )...bọn học trò chúng tôi vẫn thì thào với nhau: ông Thịnh tốt số lên đã lấy được cô giáo của chúng mình...Vẫn biết rằng với cái dáng dong dỏng cao, với khuôn mặt ưa nhìn, thầy Thịnh đúng là một típ đàn ông lý tưởng để cho bọn con gái lớp tôi mơ ước và bọn con trai chúng tôi cũng muốn tự soi mình vào bóng hình thầy.
          Nhưng bất luận thế nào thì chúng tôi cũng không thể thông cảm với cái tội không thể tha thứ của thầy là: đã dám chia sẻ và lấy mất đi phần tình cảm cùng sự yêu thương của cô Cẩm Tú mà đáng lẽ ra lớp tôi phải được hưởng toàn phần...
                   ...kỷ niệm về cô đã nâng đỡ tôi xuốt một thời quân ngũ... Sau mỗi một thành công nho nhỏ trên đường đời tôi đều cảm nhận được tiếng cười ấm áp của cô . Bao giông gió đã đi qua bởi tôi  cảm nhận được có một bàn tay luôn vẫy ngọi,  để lớp lớp học sinh chúng em kiêu hãnh tựa vào.
          Năm đi qua, tháng đi qua. Bọn học sinh chúng em tóc đều điểm bạc. Có nhiều nỗi nhớ, nhiều kỷ niệm rồi đây xẽ bị lớp bụi thời gian phôi pha phủ kín, nhưng hình ảnh về cô giáo chủ nhiệm thật đẹp, thật dịu hiền thì mãi mãi cứ tròn trịa, dâng đầy như một dòng sông ngày đêm mênh mang sóng vỗ, dì dào...
                                                                   Phú Yên 07 / 2010                        

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Làng MO và huyền thoại
thánh PHI BỒNG

Không phải đến bây giờ, với con đường mới mở chạy uốn lượn quanh sườn núi mọi người mới biết đến nơi đây, mà đời người xưa đã biết đến vùng cực bắc – nơi đìa đầu của tỉnh Hải Dương bởi địa danh làng MO với hai ngôi đền MẨU – HÓA rất linh thiêng này.
Việt Nam thờ rất nhiều đạo mẫu, nhưng bất luận huyền sử thế nào thì khi xuống hạ giới đều phải đầu thai vào một người phàm trần và đều từ cửa bát nhã sinh ra. Huyền thoại đền mẫu làng MO thì không phải như vậy. Theo thần phả bia kí ghi lại:
Một khối đá to lớn bên sườn non ngũ nhạc đầy nắng và gió, khi hợp đủ khí trời vào đúng Giờ dần ngày 8 tháng 5 tự dưng chuyển động phát ra một tiếng nổ lớn. Trẻ mục đồng làng Mo chạy đến nơi thấy khối đá nứt một khoảng lõm hương thơm ngan ngát trong đó có một hài nhi … chúng bèn lấy tay làm kiệu, lấy nón làm lọng để rước về. Đến đâù làng hài nhi bay vọt lên trời hóa mất với lời vọng xuống: Ta là phi bồng thiên tướng …
Dân làng Mo lập miếu thờ nơi khổi đá nứt gọi là đền mẫu, nơi thánh hóa về trời gọi là đền hóa. Như vậy: Đức Thánh thờ ở đền hóa là con của thạch mẫu.( mẹ Đá )
Điều đặc biệt là nơi lõm của khối đá ngày càng nhẵn dần đi bởi nhiều thế kỷ đã có
Bao bàn tay xoa lên đó với tâm ước: muốn cầu con – xoa tay vào khối đá và xoa vào bụng, muốn chữa đau đầu … xoa lên đầu … và các cô gái cũng chen chúc để được tự tay xoa lên mặt với lời thỉnh cầu: xin được mặt hoa da phấn, xin được hương đậm lửa nồng với chồng …
Đền hóa lại khác đền mẫu, bởi ngài là một thiên tướng lên rất linh nghiệm với lời cầu xin về sức khỏe, xin về công danh sự nghiệp và đặc biệt linh nghiệm khi cầu xin về những điều oan trái có dính dáng đến công môn pháp lý.
Nơi thờ quốc tổ quốc mẫu ai cũng biết đó là đền Hùng, thế còn nơi hàng năm lập đàn để tế cáo trời đất của nhà nước Việt Nam thì ở đâu? xin thưa: dó là đỉnh núi Ngũ Nhạc – ngọn núi mà sườn non đã giáng thần.
Đền MẪU- đền HÓA vừa là nơi lễ bái để thỏa nguyện tâm linh, vừa là nơi thắng cảnh, du lịch thăm quan làm thanh thản mỗi tấm lòng du khách.
Cuộc sống nơi đây có thể còn nhiều vất vả nhưng không ngăn nổi sức sống mãnh liệt trên mảnh đất này. Hãy đến với chúng tôi, đến với xóm núi làng Mo- dù chỉ một lần để được dang tay đón gió đại ngàn, để được chiều chiều lang thang bên sườn đồi tím sẫm hoa mua, thả hồn phiêu du cùng không gian đang chấp chới tiếng chuông chùa. Bạn xẽ thấy lòng mình thật thư thái, thật yên bình %

                                                       Tháng 3 năm 2011
Huyền thoại GỐM CHU ĐẬU
CHIẾC BÌNH TỲ BÀ VẼ HOA LAM CÓ GIÁ TRỊ 521.000USA.
ĐƯỢC NGƯỜI ANH MUA VA DƯỢC NGƯỜI  MY IN LÊN CON TEM
RỒI CHIẾC ĐẦU RỒNG ĐẶT TẠI  TRỤ SỠ LIÊN HỢP QUỐC ĐỀU LÀ
SẢN PHẨN GỐM CHU ĐẬU ĐƯỢC TRỤC VỚT TỪ CON TẦU ĐẮM
TẠI CÙ LAO CHÀM…
          Người ta phát hiện ra con tầu gỗ chở đồ ngốm đi biển bị đắn vào khoảng giữa thế kỷ 15 xuất phát  từ Hải Hưng, chủ thương thuyền đó là BÙI THỊ HỶ
          Nói về chuyện đi biển của bà Bùi Thị Hỷ, khó ai có thể tin đượclà ngay từ thế kỷ15 người Việt Nam đã có thương thuyền vượt sóng gió Biển Đông đưa hàng đến nhiều nước. nhìn lại toàn cảnh nhân loại thời bấy giờ  giữa các châu lục là khoảng cách xa vời vợi. Cơ-rít-xtop-phơ cô lông (1450-1506 ) bắt đầu hành trình từ cảng Palot Tây Ban Nha căng  buồn trên biển tìm được miền đất mới ( nước MỸ ) thì ở thời này thương thuyền của bà Bùi Thị Hỷ đả có mặt trên nhiều thương cảng trên thế giới. nói cụ thể hơn là lúc
Co-Rit-Xtop-pho Cô long đi biển thì bà Bùi Thị Hỷ đã ở tuổi 73 và đã trở về
Quê cha ở Quang Ánh- gia lộc-Hải dương . xây chùa Viên Quang ẩn tuổi già.
          Di vật quý của bà là tấm la bàn bằng đá cẩm thạch kích thước: 17.17.7 cm vừa được tìm thấy Trên mảnh đất nơi cụ thân sinh ra bà từng sinh sống. Trên la bàn có chữ: châm bàn CHU HẢI KHỨ, BÙI THỊ HỶ. nghĩa: bàn kim chỉ đường cho thuyền biển của BÙI THỊ HỶ. la bàn này tương tự như nguyên lý la bàn đi biển thời Cơ-Rit XTop phơ cô lông.
          Theo những nghiên cứu mới đây… bà đã để lại một con rồng trên ngã ba sông Đinh Đào quê hương mình. Nhân dân Gia Lộc( Hải Dương )vẫn còn giữ được một số di vật của gia tộc bà có liên quan đến con rồng này. Thật bất ngờ là chiếc đầu rồng thể hiện nét văn hoa Việt được trưng bày ở trụ sở liên hợp quốc là ngốm Chu Đậu- giống với dáng đầu rồng ở quê bà
                                               
                                            ( tân xuân mão, số : 166/ 2-2011 )