Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

<Chu Văn An với di tích núi Phượng Hoàng>nhà xb Văn Học 2011


Chu Văn An nguyên có tên là Chu An, tự là Linh Triệt. Sinh tại quê mẹ ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn niên hiệu Trùng Hưng thứ 2(1292 ) tại thôn văn xã Quang Liệt, huyện thanh Trì ( nay thuộc thành phố Hà Nội ) . Cha là Chu Công Thiện, mẹ là Lê Thị Chiêm, bà Chiêm chính người làng Văn, bà chỉ thọ có 59 tuổi.
          Chu An sớm có nghị lực, chuyên cần học tập và học rất giỏi, rất hiếu thảo với cha mẹ và rất lễ độ với mọi người xung quanh, nghiêm khắc sửa mình, cương trực thẳng thắn. Chu An thường nói: “Làm người thì chữ HIẾU là gốc của tất cả đức hạnh, hiếu thảo với cha mẹ, tôn kính với anh em là thuận với đạo đức, HIẾU là cái đức cao nhất mà vua, tôi, kẻ sỹ, thứ dân đều phải đề cao và thi hành”
          Khi trưởng thành đạt đến mức thông khinh bác sử, tài năng đức độ hơn hẳn các nho sỹ đương thời. Chu An có đi thi và đỗ tiến sỹ nhưng không ra làm quan mà ở nhà dậy học tại làng Văn. Bởi thầy cho rằng: “Đạo học lớn và sâu lắm, đỗ đạt làm quan là chỉ sung sướng cho riêng bản thân. Nhưng dậy người, mọi người được học tấn tới là đạo đức, điều ích lợi này quý cho đất nước rất nhiều”.
          Thầy Chu là người thông kinh bác sử, học vấn uyên thâm, tự sửa mình rất nghiêm. Thầy quan niệm: Thầy không nghiêm, không dậy được trò, trò không nghiêm, không hiểu lời thầy giảng thì không là trò tốt được.
          Quan điểm giáo dục của thầy là: “Hữu giáo vô loại”. Nghĩa là: Nền giáo dục đi tới muôn dân và không từ chối dạy bất cứ loại người nào.
          Thày thường nói với học trò rằng: Ta chỉ dậy cho các trò làm người chứ không dậy cho các trò làm quan. Tính nghiêm nghị, tư cách thanh  cao lên học trò của thày nhiều người đỗ đạt cao mà vẫn giữ được đức thanh liêm, làm lên sự nhiệp lớn như: Lê Quát, Phạm Sư Mạnh…Làm đến chức hành khiển mà vẫn giữ được lễ học trò, khi đến thăm thầy vẫn quỳ lạy dưới chân giường, được thầy hỏi chuyện vài câu rồi đi đã lâý làm hãnh  diện lắm…
          …khác với những danh nhân trong lịch sử dân tộc, công lao của họ là rất lớn nhưng trong cuộc đời vẫn có những vết đen. Riêng Chu Văn An thì lại khác. Đã hơn sáu thế kỷ kể từ khi thầy mất. những gì người đời viết về thầy còn lại đến hôm nay đều là những lời lẽ trân trọng , chí tình về một nhà giáo tài đức vẹn toàn. Những di tích về thày dù ở chốn rừng sâu hay giữa đô thành hoa lệ đều được nhân dân nhiệt tâm gìn giữ, dựng xây và bảo tồn.
          Thầy Chu là một danh nhân văn hóa khiệt xuất, người thầy của muôn đời, ngọn tuệ đăng bất tử của đạo học Việt Nam./.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Chu Văn An vói di tích núi Phượng Hoàng
( Từ: Chu Văn An- thày giáo của muôn đời= NXB văn học 2011 )
Nói đến núi PHƯỢNG HOÀNG là nói đến một vùng đất đặt biệt linh thiêng của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Từ thủa hồng hoang quần thể naỳ đã sừng sững báy mươi hai ngọn núi như hình thể chim phượng hoàng soải cánh, Phượng Hoàng là nơi có cảnh quan kỳ thú, có thông reo vi vu bất tận, có suối chẩy rì rào quanh năm suốt tháng, có chim líu lo xây tổ giữa ngàn thông. Phượng Hoàng là cả một quần thể đồi núi chập chùng đắm say lòng du khách. Sách “Chí Linh huyền sử tích” có câu:
Quân sơn la liệt bày trận
Tả hữu tung cánh, Phượng bay ngang trời.
Chí Linh có nhiều di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng ẩn hiện xa gần như: Huyền thiên cổ tự, Tinh phi cổ tháp, tiều ẩn cổ bích,.. Phượng Hoàng là quê hương yêu dấu của nữ tiến sỹ đầu tiên trong lịch sử nước ta-  bà chúa “Sao Sa” Nguyễn Thị Duệ. Phượng Hoàng cũng là nơi danh nhân nhiều thời đại tìm về. Song người gắn bó sâu nặng hơn cả với Phượng Hoàng có lẽ là nhà giáo Chu Văn An- người thầy đạo cao đức trọng- bậc tôn sư muôn đời của nước Nam ta.
 Hơn sáu trăm năm trải qua với biết bao thăng trần lịch sử mà cảnh sắc nơi đây vẫn đẹp như tranh vẽ, bẩy mươi hai ngọn núi vẫn trần mặc uy nghi, ngàn thông mã vĩ vẫn thầm thì kể câu chuyện động trời khi thầy Chu dâng “thất trảm sớ”…Đã làm rung động dư  luận đương thời và  có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ nho giáo sau này… tiếc rằng vua bấy giờ mờ tối không biêt nghe theo. Vậy “ Thất trảm sớ” của Chu Văn An gồm những tên quan lại nào? Số phận bọn chúng ra sao? …Ta hãy tìm về Phượng Hoàng thủa ấy:
TỘI  TRẠNG    SỐ  PHẬN  CỦA  BẨY  TÊN QUAN THAM TRONG                  “THẤT TRẢM SỚ” CỦA CHU VĂN AN

1.Mai Thọ Đức: hoạn quan chi hậu cục : cai quản phi tần và tuyển chọn mỹ nữ.
          Lạm dụng chức quyền bắt về một số con gái nhà lương dân từ 10 – 13 tuổi nuôi và dậy cách ăn chơi để hầu hạ vua; để họ chết trẻ, chết gìa mòn mỏi trong cung thất. Bày ra nhiều trò dâm ô trác táng, dẫn hoàng thượng vào con đường vô đạo
2. Trâu Canh- ngự y:
Người Hán, cháu  nội Châu Tôn, đi theo quân nhà Nguyên vào xâm lược Đại Việt năm Ất Dậu( 1285)thất trận, bị bắt, xin được cư tru. Y có công cứu chữa cho vua Dụ Tông khi vua bị chết đuối ở hồ Dâm Đàm ( Hồ Tây) lúc 6 tuổi, nhưng lại làm cho vua bị liệt dương. Năm vua 15 tuổi y chế thuốc “ hồi dương” bằng cách bắt cóc 21 đứa trẻ khỏe mạnh con nhà lương dân, giết đi, lấy mật làm thang cho bài thuốc “ hồi dương” của nhà vua, để thử nghiệm công dụng của bài thuốc, hắn bày trò để vua thông dâm với chị ruột. Hắn chế thuốc kích dục để dâng vua và anh ruột vua là Cung Túc Vương Dục. Uống thuốc này vào, cường độ dâm dục tăng lên vô độ, mỗi ngày giao hoan 20 – 30 lần không biết chán. Vua mê mẩn, quên cả triều chính, quên cả học hành, vua còn sai đóng cửa Thiên An, treo biển “ Miễn Triều”, suốt ngày say đắm với bọn mỹ nữ cung tần, bày trò cho vua ăn chơi xa đọa, dẫn dắt vua vào con đường “ thương luân bại lý” rồi chính y cũng ở lại trong cung gian dâm với cung nhân của vua.



3. Bùi Khoan – Chính trường phụng ngự:
          Bày trò cờ bạc rượu chè trong cung thất dẫn vua vào mê lộ, bê tha
 như đám dân đen ngu muội.
4. Văn Hiến Hầu
          Can tội gây bè đảng, khiến các đại thần chia sẻ, ngờ vực lẫn nhau, làm cho đức vua khó phân biết được người ngay kẻ lịnh
5. Nguyễn Thanh Lương – Hành Khiển Tả Ty Lang Chung
          Dẫn vua vào con đường ăn chơi xa xỉ đến cạn kiệt cả quốc khố.
6. Tâm Đức Ngưu – Hành Khiển Ta Ty, Hữu Bộc Xạ:
          Đồng lõa với Nguyễn Thanh Lương tìm mọi cách tăng thuế khóa, nghĩ ra các thứ thuế để bòn rút của dân, lấy tiền chi cho các cuộc ăn chơi xa xỉ của hoàng thượng. Những năm mất mùa đói kém chúng cũng không tha.
7. Đoàn Nhị Cẩu – Đồng Bình Chương Sự:
           Bòn rút khẩu phần của lính các đồ binh khí hỏng cũng không thay thế để lấy tiền công bỏ túi. Sao nhãng việc luyện tập, canh phòng để Chiêm Thành nhòm ngó miền Châu Hóa.
          …Sớ dâng nhưng vua không chấp thuận. Chu Văn An treo mũ từ quan.
          Khi Hoàng Thái Hậu Hiến Tư( vợ vua Trần Minh Tông- Con gái Trần Quốc Chẩn) biết chuyện. Bà nổi trận lôi đình vì không ngờ con mình lại hư hỏng đến thế.Bà lệnh thiết triều rồi chỉ vào mặt vua Dụ Tông mà nói: “ ta không chỉ chém bẩy tên mà còn muốn chém cả tên thứ tám nữa”. Rồi bà ngất đi.
          Năm 1369 khi Dụ Tông băng hà. Tri khu mật viện sự Phạm Sư Mạnh ( Học trò Chu Văn An ) phái quân về quê quán từng đứa trong lũ “Thất trảm” để tróc lã. Bọn chúng đều bị treo cổ dọc đường, có tên bị treo cổ ngay khi chưa kịp chạy chốn khỏi kinh thành.
          Riêng Châu Canh, tự thấy tội ác chồng chất, sợ cái họa chu di nên đã đột ngột bỏ Thăng Long đi từ khi Dụ Tông còn đang ngôi. Y đã rút êm cả số tài sản kếch xù cùng gia tộc xuống thuyền đi đâu mất tich. Sau này triều đình tìm ra y và gia đình trốn ở Vân Đồn, mặc dù y đã rời chỗ đôi ba lần, nhưng cũng bị phát hiện và bi treo cổ.
          Thế mới biết! dù có mưu ma quỷ kế thế nào, nhưng lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát./.


s